Sản xuất nấm dược liệu ở Hòa Vang (Đà Nẵng)

Trên địa bàn huyện Hòa Vang có hàng trăm hộ sản xuất nấm các loại với nhiều quy mô khác nhau, trong đó có 12 hộ đã đầu tư làm nấm linh chi - loại nấm dược liệu, chữa được nhiều bệnh tim mạch, thận, huyết áp, viêm gan, viêm phế quản… và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bảo đảm quy trình sản xuất
Tháng 8-2014, anh Phạm Nguyễn Trung Kiên (ở thôn Trung Nghĩa, xã Hòa Ninh) đầu tư xây dựng một trại nấm kiên cố rộng hơn 300m2. Trong trại có các kệ sắt cao, mỗi kệ có 2 tầng để xếp nấm nguyên liệu. Mỗi vụ, anh Kiên mua 5.000 bịch nguyên liệu rồi xếp lên các kệ sắt, mỗi tầng 5 lớp, đều đặn tưới nước hằng ngày, có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ và độ ẩm.
Khi trời lạnh, anh đóng kín cửa để giữ ấm, còn những ngày nắng nóng phải tưới nước từ 2 - 3 lần và tưới cả nền để bảo đảm độ ẩm. Hằng ngày, anh Kiên điều chỉnh lượng nước tưới và khoảng trống các cửa sổ để duy trì nhiệt độ từ 22 - 230C, độ ẩm từ 70 - 72%.
Trồng nấm linh chi hoàn toàn không sử dụng hóa chất. Thời gian một vụ nấm kéo dài 8,5 tháng với 3 đợt thu hoạch. Sau 75 ngày thì có sản phẩm thu hoạch đợt 1.
Sau 3 tháng lại thu hoạch đợt 2 và 3 tháng tiếp theo thu hoạch đợt cuối cùng. Anh Kiên bộc bạch: Khi hái nấm phải cắt bằng loại kéo chuyên dụng, không phạm vào bịch nguyên liệu, hái nấm xong đem phơi từ 4 - 5 nắng rồi đóng gói để bán.
Không lo đầu ra cho sản phẩm
Cơ sở sản xuất nấm linh chi của anh Nguyễn Văn Nhi (ở thôn Thạch Nham Đông, xã Hòa Nhơn) được Hội Nông dân thành phố hỗ trợ 1 lò hấp với công suất 700 bịch/lần nên tự làm ra các loại bịch nguyên liệu. Người nông dân trẻ này đã được Trung tâm Công nghệ sinh học (Sở Khoa học và Công nghệ thành phố) hỗ trợ giống nấm và tư vấn kỹ thuật sản xuất nấm linh chi.
Anh đặt mua mùn cưa từ Gia Lai, trộn với vôi, nước, cám bắp, cám gạo, đóng thành bịch với kích thước 25 x 35cm, rồi đổ vào lò hấp, hấp ở nhiệt độ 1000C trong vòng 12 giờ, để nguội 2 ngày, rải giống vào, rồi xếp lên kệ. Các kệ sắt của anh có đến 4 tầng, mỗi tầng chỉ xếp 1 lớp bịch.
Anh Nhi cho biết, cứ 85 bịch nguyên liệu sẽ cho ra 1kg nấm khô, giá từ 700.000 - 1 triệu đồng/kg, thương lái tranh nhau mua, người tiêu dùng cũng thường xuyên đến trại mua, nên hoàn toàn yên tâm về khâu đầu ra.
Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hòa Vang Hồng Thị Trinh cho biết: “Qua thực tế sản xuất nấm linh chi của 12 hộ nông dân từ giữa năm 2014 đến nay cho thấy, sản xuất loại nấm dược liệu này không khó, nhưng đem lại thu nhập cao và sản phẩm rất dễ tiêu thụ”.
Có thể bạn quan tâm

Mùa biển động đang đến gần nên tàu cá của ngư dân Quảng Nam liên tục cập bờ bán hải sản rồi tranh thủ thời gian tiếp nhiên liệu ra khơi đánh bắt. Dọc theo các cầu cảng tư nhân đóng trên địa bàn xã Tam Quang (Núi Thành), không khí bán mua tấp nập.

Tái cơ cấu nghề khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh đòi hỏi phải căn cứ vào các chủ trương, chính sách, định hướng phát triển của trung ương, của tỉnh và phù hợp với tình hình thực tiễn hoạt động nghề cá. Có vậy mới phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, thực hiện đúng kế hoạch và đem lại hiệu quả cao.

Điểm sáng nhất của xã Bình Phú vào thời điểm này là hạ tầng kinh tế được đầu tư đồng bộ. Giao thông nông thôn trên địa bàn đã được nhựa hóa và bê tông hóa, điện sinh hoạt cũng đã được phủ kín toàn xã... Hạ tầng cơ sở được đầu tư đồng bộ đã tạo “cú hích” để người dân Bình Phú tập trung phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại.

Chỉ còn 2 tuần nữa, lúa hè thu sẽ chính thức bước vào vụ thu hoạch. Thế nhưng hiện giờ, hàng loạt diện tích lúa ở huyện Nghĩa Hành có nguy cơ thất thu, thậm chí mất trắng do bị dịch hại đột ngột tấn công ở giai đoạn cuối…

Trong bản báo cáo tuần trước của đoàn kiểm tra cho biết, đoàn đã hoàn thành việc kiểm tra 90% số kho dự trữ toàn quốc, đã phát hiện ra gần 3 triệu tấn gạo bị hư hỏng nặng không dùng được cho người nhưng có thể dùng cho các mục đích khác như sản xuất ethanol, làm thức ăn chăn nuôi hoặc các ngành công nghiệp khác.