Sản xuất nấm dược liệu ở Hòa Vang (Đà Nẵng)

Trên địa bàn huyện Hòa Vang có hàng trăm hộ sản xuất nấm các loại với nhiều quy mô khác nhau, trong đó có 12 hộ đã đầu tư làm nấm linh chi - loại nấm dược liệu, chữa được nhiều bệnh tim mạch, thận, huyết áp, viêm gan, viêm phế quản… và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bảo đảm quy trình sản xuất
Tháng 8-2014, anh Phạm Nguyễn Trung Kiên (ở thôn Trung Nghĩa, xã Hòa Ninh) đầu tư xây dựng một trại nấm kiên cố rộng hơn 300m2. Trong trại có các kệ sắt cao, mỗi kệ có 2 tầng để xếp nấm nguyên liệu. Mỗi vụ, anh Kiên mua 5.000 bịch nguyên liệu rồi xếp lên các kệ sắt, mỗi tầng 5 lớp, đều đặn tưới nước hằng ngày, có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ và độ ẩm.
Khi trời lạnh, anh đóng kín cửa để giữ ấm, còn những ngày nắng nóng phải tưới nước từ 2 - 3 lần và tưới cả nền để bảo đảm độ ẩm. Hằng ngày, anh Kiên điều chỉnh lượng nước tưới và khoảng trống các cửa sổ để duy trì nhiệt độ từ 22 - 230C, độ ẩm từ 70 - 72%.
Trồng nấm linh chi hoàn toàn không sử dụng hóa chất. Thời gian một vụ nấm kéo dài 8,5 tháng với 3 đợt thu hoạch. Sau 75 ngày thì có sản phẩm thu hoạch đợt 1.
Sau 3 tháng lại thu hoạch đợt 2 và 3 tháng tiếp theo thu hoạch đợt cuối cùng. Anh Kiên bộc bạch: Khi hái nấm phải cắt bằng loại kéo chuyên dụng, không phạm vào bịch nguyên liệu, hái nấm xong đem phơi từ 4 - 5 nắng rồi đóng gói để bán.
Không lo đầu ra cho sản phẩm
Cơ sở sản xuất nấm linh chi của anh Nguyễn Văn Nhi (ở thôn Thạch Nham Đông, xã Hòa Nhơn) được Hội Nông dân thành phố hỗ trợ 1 lò hấp với công suất 700 bịch/lần nên tự làm ra các loại bịch nguyên liệu. Người nông dân trẻ này đã được Trung tâm Công nghệ sinh học (Sở Khoa học và Công nghệ thành phố) hỗ trợ giống nấm và tư vấn kỹ thuật sản xuất nấm linh chi.
Anh đặt mua mùn cưa từ Gia Lai, trộn với vôi, nước, cám bắp, cám gạo, đóng thành bịch với kích thước 25 x 35cm, rồi đổ vào lò hấp, hấp ở nhiệt độ 1000C trong vòng 12 giờ, để nguội 2 ngày, rải giống vào, rồi xếp lên kệ. Các kệ sắt của anh có đến 4 tầng, mỗi tầng chỉ xếp 1 lớp bịch.
Anh Nhi cho biết, cứ 85 bịch nguyên liệu sẽ cho ra 1kg nấm khô, giá từ 700.000 - 1 triệu đồng/kg, thương lái tranh nhau mua, người tiêu dùng cũng thường xuyên đến trại mua, nên hoàn toàn yên tâm về khâu đầu ra.
Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hòa Vang Hồng Thị Trinh cho biết: “Qua thực tế sản xuất nấm linh chi của 12 hộ nông dân từ giữa năm 2014 đến nay cho thấy, sản xuất loại nấm dược liệu này không khó, nhưng đem lại thu nhập cao và sản phẩm rất dễ tiêu thụ”.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm khai thác tiềm năng về đất đai, lao động, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích, những năm qua, xã Ðiệp Nông (Hưng Hà) đã tập trung vận động bà con nông dân đẩy mạnh sản xuất vụ đông theo hướng đa dạng trong cơ cấu sản xuất.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp - PTNT, hiện nay, toàn tỉnh có trên 100 trại sản xuất giống gà, trong đó có 58 trại gà đẻ và 45 trại ấp nở với các loại giống như gà lai mía, gà lông trắng, gà ta…

Thông qua Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc thiểu số (Chương trình 135), thời gian qua nhiều hộ nghèo của huyện Định Hóa đã có thêm điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo...

Khảo sát tại chợ đầu mối Long Biên, điểm trung chuyển và buôn bán hoa quả sầm uất nhất Hà Nội, quy mô quầy bán hoa quả Trung Quốc teo tóp dần và có phần lép vế hơn so với các quầy hàng ngồn ngộn hoa quả Việt Nam nhập về từ các tỉnh phía nam như: xoài, bưởi, thanh long, quýt ngọt…

Theo ông Thắng, 18.000 gốc cát tường trong vườn bị trộm ước khoảng 1 tấn hoa; với giá hoa ổn định từ 60.000 - 70.000 đồng/kg, thiệt hại gần 70 triệu đồng. Bà Trần Thị Linh Tiên (vợ ông Thắng) cho biết kẻ trộm đã nhổ cả gốc và còn phá luôn giàn lưới nâng hoa, giẫm đạp cả những luống hoa còn non.