Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản Xuất Nấm Ăn Hiệu Quả

Sản Xuất Nấm Ăn Hiệu Quả
Ngày đăng: 23/06/2012

HTX Kinh doanh Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Xuân Thiều ở phường Hòa Hiệp Nam (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đang thu 1 triệu đồng/ngày từ nấm bào ngư, chỉ trong diện tích chưa đến 200 m2.

Ngôi nhà HTX trồng nấm bằng tre, gỗ tạp, xung quanh thưng bạt. Dẫn chúng tôi tham quan nhà nấm, ông Ngô Xuân Nam, chủ nhiệm HTX cho biết hai tuần nay, mỗi ngày thu hái 50 - 60 kg nấm, với giá 20.000 đồng/kg, mỗi ngày thu hơn 1 triệu đồng. Ông giải thích: Giống tốt, chăm sóc hợp lý, sau một tháng kể từ ngày cấy giống đã có nấm thu hoạch. Thời gian thu hoạch kéo dài 3 tháng. Trong nhà này có 6.000 bịch nấm. Cứ tính mỗi bịch nấm trong 3 tháng cho 1 kg, trong nhà nấm này ít nhất cũng thu 6 tấn nấm tươi. Tính ra sau mỗi lứa 4 tháng, trừ hết mọi chi phí, lãi ròng khoảng 50 triệu đồng. Liên tục 2 tuần nay, ngày nào cũng xuất hơn 50 kg nấm tươi cho Công ty TNHH MTV Sao Việt Á. Đơn vị này ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với HTX từ mấy tháng trước.

Theo ông Nam, trồng nấm nghe dễ mà không dễ. Có người trồng hốt bạc, nhưng có người thua lỗ to. Yếu tố có ý nghĩa quyết định trong sản xuất nấm là tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, đặc biệt nhiệt độ trong nhà nấm luôn ổn định từ 25 - 28 độ C, độ ẩm từ 70% - 90%. Những lúc nắng nóng, trên mái nhà phải tưới nước liên tục, trong nhà nấm phun sương. Kèm theo đó, khâu chăm sóc phải phù hợp với từng hoàn cảnh thời tiết. Giống nhất thiết phải bảo đảm chất lượng.

Được thành lập mới hơn một năm, HTX sản xuất nhiều lĩnh vực và bước đầu đem lại hiệu quả khá lạc quan. Ngoài trồng nấm, HTX triển khai nuôi nhím, cá sấu, bồ câu Pháp, cá nước ngọt, kỳ nhông, kỳ đà, ba ba… HTX vừa bán 4 cặp nhím giống thu hơn 30 triệu đồng. Riêng ba ba và bồ câu Pháp xuất chuồng đều đều. Nói về thu nhập, ông Nam cho biết, HTX quy tụ 18 xã viên, bước đầu mỗi tháng thu vài trăm triệu đồng.

Trước khi chia tay chủ nhiệm HTX, chúng tôi hỏi ông sản xuất kinh doanh hiệu quả như vậy sao không đầu tư mở rộng cơ ngơi, ông Nam cho biết khu vực này nằm trong vùng quy hoạch, hơn nữa vay vốn đầu tư là chuyện không đơn giản với HTX.

Có thể bạn quan tâm

An Hiệp (Ba Tri, Bến Tre) Xử Lý Các Hộ Dân Nuôi Tôm Biển Trong Vùng Ngọt Hóa An Hiệp (Ba Tri, Bến Tre) Xử Lý Các Hộ Dân Nuôi Tôm Biển Trong Vùng Ngọt Hóa

Từ ngày 8 đến 10-7-2014, Đoàn công tác huyện do bà Phạm Thị Thanh Nga - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri làm trưởng đoàn phối hợp với lãnh đạo xã An Hiệp tổ chức lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hộ dân nuôi tôm trong vùng nước ngọt (ngoài quy hoạch).

14/07/2014
Tri Tôn (An Giang) Trồng Đậu Nành Trên Đất Lúa, Lợi Nhuận 1,7 Triệu Đồng/công Tri Tôn (An Giang) Trồng Đậu Nành Trên Đất Lúa, Lợi Nhuận 1,7 Triệu Đồng/công

Trên 5 công đất lúa, nông dân Lê Văn Danh (ấp An Nhơn, xã Lương Phi, Tri Tôn, An Giang) thử nghiệm chuyển đổi trồng đậu nành, với 4 loại giống triển vọng: VĐ19, HLĐN29, HL07-15, 17A. Sau 3 tháng canh tác, ông Danh thu hoạch được 200 kg/công, bán 17.000 đồng/kg, thu lợi nhuận gần 1,7 triệu đồng/công.

21/06/2014
Thách Thức Với Nghề Trồng Ca Cao Ở Bến Tre Thách Thức Với Nghề Trồng Ca Cao Ở Bến Tre

Những năm gần đây, Bến Tre là một trong những tỉnh được đánh giá có mức tăng trưởng khá ổn định về sản xuất ca cao. Tuy nhiên, sản xuất ca cao cũng gặp nhiều khó khăn: qui mô sản xuất nhỏ lẻ theo hộ gia đình, diện tích manh mún, thiếu tính đồng bộ về chăm sóc, đầu tư, kỹ thuật canh tác, thị trường tiêu thụ luôn chịu áp lực cạnh tranh với các cây trồng khác.

18/11/2013
Xúc Tiến Tiêu Thụ Vải Ở Singapore Xúc Tiến Tiêu Thụ Vải Ở Singapore

Để giải quyết đầu ra cho trái vải và nhiều loại nông sản khác, Bộ Công thương đang xúc tiến quảng bá tìm đầu ra cho nông sản tại Singapore, Lào, Campuchia...

21/06/2014
Nuôi Tôm Chân Trắng Vùng Nước Ngọt Lợi Bất Cập Hại Nuôi Tôm Chân Trắng Vùng Nước Ngọt Lợi Bất Cập Hại

Với những ưu thế kỹ thuật nuôi mới, giá cả, thị trường tiêu thụ, tôm chân trắng đã trở thành sự lựa chọn của không ít hộ nông dân. Tuy nhiên, tôm chân trắng là đối tượng không phù hợp cho nuôi trong vùng nước ngọt. Tình trạng phát triển nuôi ở vùng nước ngọt được xem là “lợi bất cấp hại” và cần phải được kiểm soát chặt chẽ.

23/06/2014