Sản Xuất Lúa Theo Gói Kỹ Thuật SRI Năng Suất Tăng 48%

Hôm qua 16.12, tại TP.Tam Kỳ, Sở NN&PTNT phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ & phát triển quốc tế (FIDR) tổ chức hội nghị cuối kỳ nhằm đánh giá hiệu quả của mô hình thâm canh lúa nước cải tiến theo gói kỹ thuật SRI (thuộc Dự án cải thiện an ninh lương thực cho hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam).
Theo ngành nông nghiệp, mô hình SRI được triển khai thực hiện tại 3 huyện Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang từ tháng 4.2012 và sẽ kết thúc vào tháng 3.2015. Thời gian qua, các cơ quan chuyên môn của tỉnh và Tổ chức FIDR đã tiến hành mở 448 đợt tập huấn chuyển giao kỹ thuật theo phương thức cầm tay chỉ việc cho 5.376 lượt nông dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong đó, những đơn vị liên quan tập trung hướng dẫn người dân cách làm phân hữu cơ, chọn nguồn giống chất lượng, tưới nước khoa học, vệ sinh đồng ruộng, quản lý và phòng trừ chuột cũng như các loại sâu bệnh nguy hiểm gây hại. Thực tế cho thấy, từ khi áp dụng mô hình này trên tổng diện tích hơn 53ha, năng suất lúa mà nông dân 3 địa phương vừa nêu thu được tăng ít nhất 48% so với trước đây. Nhờ vậy, tình trạng thiếu đói đã giảm đáng kể.
Nguồn bài viết: http://baoquangnam.com.vn/kinh-te/thoi-su-kinh-te/201412/san-xuat-lua-theo-goi-ky-thuat-sri-nang-suat-tang-48-570142/
Có thể bạn quan tâm

Nhờ áp dụng các biện pháp phòng trừ có hiệu quả, thời gian qua, diện tích chôm chôm nhiễm chổi rồng trên địa bàn huyện được kéo giảm đáng kể. Trong tổng diện tích 5,7ha chôm chôm bị nhiễm chổi rồng, có 5,5ha nhiễm dưới 30%, 2ha nhiễm từ 30 - 70%. Diện tích chôm chôm đang bị bệnh chổi rồng rải rác tại các xã cù lao.

Xóm Khe Đù, vùng đất xa khuất của xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - nơi có những vườn đồi bốn mùa cho quả chín. Chủ nhân của vùng đất này chủ yếu là người xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên di cư lên từ những năm đầu thập niên bảy mươi của thế kỷ trước.

Bắt đầu từ ngày 1/4/2015 hàng nông sản chủ yếu là dưa hấu và thanh long chờ xuất khẩu qua cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng bắt đầu dồn ứ.

Sau một thời gian dài tăng mạnh, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán 2015 vừa qua, giá dâu tây tại vườn trên địa bàn Đà Lạt đã giảm mạnh.
Dự án thực hiện trên diện tích gần 100 ha đất chủ yếu đầu tư sản xuất các loại đậu và dâu tây chất lượng cao. Sáng nay (3/4), tại xã Đắc Long, UBND huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum và Công ty TNHH Kon Tum Bellest khởi công Dự án nông trại hữu cơ.