Sản Xuất Lúa Ruộng Ở Mường Đun

Xã Mường Đun, huyện Tủa Chùa có 130ha ruộng, trong đó 97ha cấy được 2 vụ lúa/năm. Những năm gần đây, nhờ được đầu tư xây dựng hệ thống công trình thủy lợi, nông dân được tập huấn kỹ thuật canh tác nên các loại cây trồng chủ lực, giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất đại trà. Nhờ đó, năng suất và sản lượng lúa của xã tăng 1,5 lần so với 10 năm trước đây, bình quân vụ chiêm đạt 56 tạ/ha, vụ mùa 47 tạ/ha.
Ông Quàng Văn Ém, Chủ tịch UBND xã Mường Đun, cho biết: Là xã đặc biệt khó khăn, lại được hưởng chính sách của huyện nghèo theo Nghị quyết 30a, nên xã có nhiều thuận lợi để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Những năm gần đây, từ nhiều nguồn vốn của các chương trình, dự án được phân bổ, Mường Đun đã đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở làm thay đổi bộ mặt KT - XH địa phương.
Trong đó, công trình thủy lợi được chú trọng xây dựng, hầu hết các bản được xây dựng hệ thống kênh mương dẫn nước. Hiện nay các công trình đang phát huy hiệu quả, giúp người dân sản xuất nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
Ông Quàng Văn Thọng, Trưởng bản Đun I, tâm sự: Gia đình tôi có 4.000m2 ruộng bậc thang, trước đây chỉ gieo cấy được 1 vụ lúa/năm, do thiếu nguồn nước. Mặt khác, các giống lúa địa phương gieo cấy nhiều năm bị thoái hóa, khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên kém, nông dân không sử dụng phân bón, nên năng suất thấp.
Mấy năm gần đây, nhờ có hệ thống kênh mương dẫn nước, nguồn nước ổn định, giống mới đưa vào sản xuất đại trà, nhờ đó năng suất và sản lượng lúa tăng gấp đôi so với trước đây. Thu nhập từ lúa đã trở thành một trong những nguồn thu chủ yếu của gia đình. Ngoài ra, tôi đầu tư mua máy cày, bừa đất để sản xuất kịp thời vụ, đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phù hợp nên đã có lúa dư thừa để phát triển chăn nuôi hoặc bán ra thị trường.
Chúng tôi có mặt ở Mường Đun vào thời điểm trung tuần tháng 7, không khí lao động sản xuất trên đồng ruộng tại các bản Đun I, 2, bản Hột, bản Kép... thật nhộn nhịp khẩn trương. Nơi này bà con nhổ mạ, chỗ kia cày bừa đất, nơi khác đang cấy lúa. Hầu hết các gia đình tập trung nhân lực và thời gian ở ngoài đồng ruộng để sản xuất kịp thời vụ. Điều kiện sản xuất thuận lợi, năng suất lúa ổn định, sản phẩm có đầu ra, đó là những yếu tố làm cho nông dân nơi đây chú trọng đầu tư phát triển lúa nước, gắn bó với đồng ruộng.
Có thể bạn quan tâm

Sâm Ngọc Linh mọc chủ yếu trên đỉnh núi Ngọc Linh thuộc xã Trà Linh huyện Nam Trà My ở độ cao 1.200 - 2.100m. Đây là loại dược liệu cực kỳ quý hiếm nên sau 5 năm trồng và chăm sóc cho lợi nhuận hơn 30 tỷ đồng/ha. Vì thế, đây là cây thoát nghèo của người dân địa phương.

Vụ hè thu 2015, huyện Phước Sơn tổ chức sản xuất trên khoảng 40% diện tích so với tổng diện tích đông xuân 2014 - 2015. Tuy không bị áp lực cao bởi nắng hạn do vụ hè thu thường xuất hiện mưa dông, song do quản lý vận hành một số công trình thủy lợi, hồ chứa chưa tốt đã tác động không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp.

Những năm qua, bên cạnh việc các hợp tác xã (HTX) phát huy vai trò “bà đỡ” thì nông dân nhiều địa phương cũng rất năng động liên kết với doanh nghiệp nhằm tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Ngày đầu thành lập, dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng sau gần 4 năm đi vào hoạt động, Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đã thực sự trở thành “phao cứu sinh: đối với ngư dân. Ngay đầu năm 2015 đã có 2 gia đình ngư dân trong tỉnh nhận được nguồn hỗ trợ lớn để hiện thực hóa ước mơ đóng tàu vỏ thép vươn khơi bám biển để làm ăn hiệu quả hơn.

Tuy mang lại hiệu quả lớn nhưng hiện giờ, việc liên kết sản xuất lúa giống giữa nông dân, Hợp tác xã nông nghiệp (HTX) và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giống (DN) lại khó mở rộng diện tích vì nhiều lý do. Trong đó có chuyện nông dân và HTX chưa thực sự đặt niềm tin vào DN…