Sản Xuất Giống Và Nuôi Thương Phẩm Ốc Nhảy

Mới đây, Sở KH&CN Quảng Ninh đã tổ chức thẩm định nhiệm vụ “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhảy (strombus canarium) ở Quảng Ninh” do Trung tâm Khoa học kỹ thuật và Sản xuất giống thuỷ sản Quảng Ninh thực hiện.
Mục tiêu của đề tài nhằm hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhảy. Xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhảy tại Quảng Ninh.
Ốc nhảy là loài nhuyễn thể chân bụng có giá trị kinh tế cao. Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu Trung tâm Khoa học kỹ thuật và Sản xuất giống thuỷ sản Quảng Ninh, ốc nhảy tại Quảng Ninh phân bố chủ yếu ở vùng biển Vân Đồn. Hiện nay, người dân ở Vân Đồn nuôi ốc nhảy chủ yếu bằng thu gom con giống tự nhiên, hoặc nhập con giống từ các tỉnh Nam Trung bộ.
Do vậy việc nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhảy có ý nghĩa quan trọng, giúp Quảng Ninh chủ động được nguồn con giống chất lượng cao, đảm bảo độ đồng đều về kích thước. Đồng thời, hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm ốc nhảy góp phần đa dạng nghề nuôi nhuyễn thể ở Quảng Ninh, đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho người dân.
Quy mô, nội dung nghiên cứu của đề tài gồm: Nuôi vỗ ốc bố mẹ, sản xuất ốc giống cấp 1 phục vụ thí nghiệm, ương ốc giống cấp 1 thành ốc giống cấp 2; Nghiên cứu công nghệ ương giống trong lồng lưới và nuôi ốc thương phẩm trên bãi triều; Ương giống cấp 1 thành giống cấp 2 trong lồng lưới, đánh giá ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ sinh trưởng của ốc nhảy nuôi thương phẩm; Kiểm nghiệm và hoàn thiện công nghệ sản xuất ốc giống;
Kiểm nghiệm và hoàn thiện công nghệ ương giống trong lồng lưới và nuôi ốc thương phẩm trên bãi triều; Kiểm nghiệm và hoàn thiện công nghệ nuôi ốc thương phẩm trên bãi triều; Tập huấn cho các cán bộ kỹ thuật và trại sản xuất giống trong tỉnh kỹ thuật ương giống trong lồng lưới và nuôi ốc thương phẩm trên bãi triều.
Trên cơ sở đánh giá phản biện của các thành viên Hội đồng và giải trình của đơn vị nghiên cứu, Hội đồng yêu cầu điều chỉnh quy mô của đề tài, bổ sung nội dung đánh giá về an toàn vệ sinh thực phẩm. Hội đồng thống nhất đề nghị UBND tỉnh phê duyệt triển khai đề tài.
Có thể bạn quan tâm

Bệnh phân trắng, chậm lớn, tôm lớn không đồng đều… là những bệnh liên quan đến bệnh đường ruột của tôm nuôi mà hộ nuôi tôm đặc biệt quan tâm, bởi tỉ lệ tôm bệnh có liên quan đến đường ruột chiếm trên 60% diện tích nuôi.

“Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất và quy trình sử dụng chế phẩm xử lý môi trường, nuôi trồng thủy sản Neo-polymic phù hợp tại Quảng Trị” là đề tài hợp tác với các ngành và địa phương do Viện hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam quản lý

Ngày 11-9, ông Đỗ Hữu Việt, Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang cho biết, từ đầu năm đến nay, do được mùa cá cơm nên công ty đã thu mua được gần 2.500 tấn cá. Đặc biệt, từ nửa cuối tháng 7 đến nay, công ty đã thu mua được hơn 1.500 tấn.

Sau gần 12 năm làm các sản phẩm shushi (từ mực, cá hồi) xuất sang Nhật, Công ty cổ phần Phát triển Thủy sản Huế (CT CPPT TSH) đã được Nhật Bản cấp giấy chứng nhận miễn kiểm khi làm thủ tục thông quan.

Nhắc đến anh Phùng Văn Hãn, thôn Phú Ninh, xã Thanh Vân (Tam Dương, Vĩnh Phúc) không ai là không biết đến anh, một trong những thanh niên tiêu biểu trong phong trào phát triển kinh tế của địa phương với mức thu nhập trên 150 triệu đồng mỗi năm.