Sản xuất giống lúa siêu nguyên chủng

SX giống lúa cấp siêu nguyên chủng tại xã An Nghiệp (huyện Tuy An)
Thực hiện dự án “Đầu tư SX lúa giống cấp siêu nguyên chủng và nguyên chủng của tỉnh, giai đoạn 2010-2015”, BQL dự án phối hợp với HTX Hòa Thành Tây (huyện Đông Hòa), Hòa Phong (huyện Tây Hòa), Hòa Quang Nam (huyện Phú Hòa), Nam An Hiệp (huyện Tuy An) và Xuân Quang 2 (huyện Đồng Xuân) SX19,7 ha với các giống lúa ĐV 108, CH 133, ML 49 và TH 6, ML 213 và OM 2695-2…
Cuối vụ độ thuần ruộng giống tương đối tốt, chưa xuất hiện các đối tượng sâu bệnh hại chính.
Tại hội thảo, các đại biểu đã nêu những thuận lợi và khó khăn trong quá trình SX lúa theo mô hình và giải pháp SX giống đạt hiệu quả cao.
Các địa phương vùng triển khai dự án, lồng ghép các chương trình khuyến nông, xây dựng nông thôn mới… sử dụng lúa giống cấp nguyên chủng do dự án SX, góp phần nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.
Có thể bạn quan tâm

Trong 2 năm 2013-2014, xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên, An Giang) có 56 nông dân duy trì trồng màu chuyên canh, 17 nông dân lập vườn trồng cây ăn trái và kết hợp dịch vụ phục vụ du lịch. Xã hiện có 6 mô hình sản xuất- kinh doanh nông thôn, góp phần đa dạng hóa các ngành nghề làm ăn trên đất cù lao.

Chúng tôi về Ninh Thọ, TX Ninh Hòa những ngày này, khi các cánh đồng lúa 1 vụ và những vùng đất chân cao nông dân trồng ớt đã bước vào mùa thu hoạch rộ. Không khí thu hoạch ớt trên ruộng rất khẩn trương, cứ 3 - 4 ngày nông dân lại hái ớt bán cho các vựa.

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), người dân trồng gừng Tết năm nay trúng mùa, được giá. Toàn huyện có gần 200 ha gừng Tết, được trồng ở các xã: Quơn Long, Bình Phan, Bình Phục Nhứt và Tân Thuận Bình.

Sau nhiều năm vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng quy mô, đến nay gia đình anh Thảo đã có trại nấm mèo, bào ngư gần 100 bịch. Anh Thảo cho biết: Trồng nấm dễ, không mất nhiều thời gian, công sức nhưng để duy trì nghề này thì phải biết kỹ thuật, kinh nghiệm và kiên trì, chịu khó.

Cách đây gần 10 năm, gia đình ông Nguyễn Minh Thiềm, tiểu khu 6, thị trấn Neo (Yên Dũng) tham gia dự án trồng dó bầu với diện tích 0,6 ha. Đến nay, một số cây được cấy trầm bắt đầu cho thu hoạch. Ông Thiềm nói: “Sản phẩm đạt tiêu chuẩn là sau khi cấy chế phẩm trầm, vết sẹo trên cây dó có hình bầu dục, không bị liền bởi các thớ gỗ. Khi thu hoạch, cưa cây tại điểm cách gốc khoảng 10 cm. Phần còn lại để trau mầm, đỡ công trồng cây mới cho lứa tiếp theo. Công ty TNHH Lâm Viên (Hà Nội) thu mua mức giá 40 nghìn đồng/kg gỗ, với 1,2 tấn cây dó cấy trầm, trừ chi phí gia đình tôi thu lãi khoảng 30 triệu đồng”.