Sản Xuất Giống Cá Bông Lau Bằng Kích Dục Tố

Cá bông lau là loài cá da trơn, thịt thơm ngon và là đặc sản của vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, do khai thác vô tội vạ nên gần đây, loài cá này gần như cạn kiệt ngoài tự nhiên. Do đó, việc sản xuất nhân giống cá bông lau là rất cần thiết.
Chọn cá bố mẹ
Cá bông lau bố mẹ thường được nuôi vỗ thành thục trong bè đặt trên sông nước chảy và phải là những cá thể khỏe mạnh, cân đối, không dị hình, trọng lượng từ 2,5kg/con trở lên; mật độ nuôi 5kg/m3 bè. Mùa vụ nuôi vỗ cá bố mẹ bắt đầu từ tháng 12 năm trước đến giữa tháng 11 năm sau. Thời gian cá thành thục và bước vào sinh sản từ tháng 8, mùa cá đẻ kéo dài đến đầu tháng 11.
Có thể cho cá ăn thức ăn tự chế hoặc thức ăn công nghiệp. Đối với thức ăn tự chế, do thức ăn chìm nên mỗi ngày cho ăn 2 lần, còn thức ăn viên dạng nổi thì mỗi ngày chỉ cho ăn 1 lần vào buổi tối.
Cá bông lau nhìn bên ngoài rất khó phân biệt đực - cái. Đến mùa sinh sản mới có biểu hiện ra bên ngoài, cụ thể: Cá đực có lỗ sinh dục dạng hơi tròn lồi ra, còn cá cái lỗ sinh dục hơi lõm vào so với cá đực. Trên cơ sở đó, người nuôi chọn cá đực là những cá thể khỏe mạnh, vuốt ở mặt bụng gần lỗ sinh dục sẽ có tinh màu trắng sữa chảy ra.
Chọn cá cái là những cá thể có bụng to, dùng que thu trứng quan sát tế bào trứng, khi thấy hạt trứng to, tương đối đồng đều, dễ tách rời nhau thì cho cá đẻ trong bể xi măng hoặc bè.
Cho đẻ bằng kích dục tố
Cá bông lau không đẻ tự nhiên trong bè, do đó phải tiêm kích dục tố HCG kích thích cá sinh sản nhân tạo như cá tra. Tiêm 3- 5 liều dẫn đầu tiên với liều lượng 500 UI/kg cho cá cái để tế bào trứng hấp thu tốt chất kích thích, trứng chín đồng đều.
Khi trứng đã đạt mức tối đa thì tiêm liều sơ bộ, liều lượng từ 1.000 - 1.500 UI/kg, khoảng cách từ liều dẫn đến liều sơ bộ là 24 giờ. Sau 8-10 giờ thì tiêm liều quyết định, liều lượng 5.000 UI. Liều tiêm cho cá đực từ 2.000 - 3.000 UI/kg cùng thời gian tiêm liều quyết định của cá cái. Thời gian hiệu ứng kích thích tố từ lúc tiêm liều quyết định đến khi rụng trứng từ 9-12 giờ.
Kiểm tra cá, dùng khăn sạch lau khô toàn thân, nhất là vùng bụng cá, dùng tay vuốt từ phía sau đầu cá chạy dọc theo 2 lườn bụng đến điểm cuối là lỗ sinh dục thì thấy trứng chảy thành dòng từ lỗ sinh dục cá cái. Ở cá đực, tinh cũng nhú ra từ lỗ sinh dục có màu trắng sữa. Trước khi thấy có dấu hiệu rụng trứng thì tiến hành thu tinh cá đực trước, tinh được giữ trong nước muối sinh lý nồng độ 0,9%.
Sau đó tiến hành vuốt trứng bằng phương pháp thụ tinh khô, dùng lông gà quấy đều trứng và tinh dịch, trong lúc quấy thì cho thêm nước sạch vào từ từ nhằm tạo điều kiện cho tinh trùng hoạt động, tăng xác suất thụ tinh cho trứng.
Trứng cá bông lau thuộc loại trứng dính nên sau khi cá đẻ, cần khử dính bằng dung dịch Tanin rồi rửa lại bằng nước sạch, đem ấp trong bình Weiss. Sau 24-25 giờ trứng sẽ nở và bắt đầu ăn thức ăn, chủ yếu là động vật phù du.
Có thể bạn quan tâm

Đến xóm 2, xã Kim Mỹ (Kim Sơn - Ninh Bình), hỏi bác Tân, cô chủ cửa hàng kim hoàn nói luôn: “Bác Tân lợn nái à, anh đi thẳng, hơn 500 mét nữa, đến ngôi nhà kiểu mới, vừa xây là nhà bác Tân”. Gia đình bác Trịnh Duy Tân là địa chỉ nhiều người gần xa đến học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi lợn nái, lợn thịt.
Hàng ngày kiểm tra chuồng trại, lượng thức ăn, nghe tiếng kêu là biết tình trạng của chim; đặc biệt là áp dụng nuôi ghép chim non để tăng năng suất, giảm chi phí thức ăn...

Cơ sở ấp trứng gia cầm của gia đình chị Dương Thị Thư, ở xóm Việt Ninh, xã Lương Phú (Phú Bình - Thái Nguyên) mỗi năm cho thu lãi khoảng 200 triệu đồng

Hiện nay, điều kiện thời tiết diễn biến thuận lợi cho hoạt động thả tôm giống vụ nuôi cuối năm, do đó, nông dân cần tranh thủ thả tôm giống, để hạn chế thiệt hại do dịch bệnh, tăng lợi nhuận cho người nuôi tôm.

Ngày 24/4/2015, ổ dịch đầu tiên được xuất hiện tại hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Diễn Trung, với diện tích ao nuôi bị nhiễm bệnh là gần 0,3 ha. Và chỉ trong một thời gian ngắn dịch đã xuất hiện ở nhiều diện tích nuôi tôm khác trên địa bàn xã Diễn Trung, Diễn Kỷ và Diễn Vạn, huyện Diễn châu, tỉnh Nghệ An.