Sản Xuất Cua Giống Bằng Quy Trình Vi Sinh

Trại sản xuất cua giống của anh Trần Văn Ẩn ở ấp An Bình xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú đã cho đẻ thành công cua giống nhân tạo bằng quy trình vi sinh. Đầu năm nay, với quy mô 20 bể xi măng và 25 bể composit, tổng dung tích 105m3 bể ươm, anh bắt tay vào sản xuất cua giống bằng phương pháp cho đẻ nhân tạo theo quy trình sinh học.
Anh Ẩn cho biết: Việc sử dụng vi sinh là nhằm ổn định môi trường, khống chế vi khuẩn có hại, kích thích cua lột xác, bắt mồi tốt, giúp cua tăng trưởng nhanh, tỉ lệ sống cao. Ưu điểm của quy trình sinh học là hoàn toàn không dùng hóa chất, kháng sinh suốt chu kỳ cho cua đẻ và ươm lên giống, nhằm tạo ra đàn cua giống tốt, sạch bệnh.
Với việc ứng dụng quy trình vi sinh này, tỉ lệ ươm nuôi cua giống đạt từ 8% đến 10%. Từ đầu năm 2007 đến nay, cơ sở anh Ẩn đã sản xuất được 5 đợt với lượng cua giống xuất bán trên 150.000 con. Sản xuất thành công giống cua biển nhân tạo bằng quy trình vi sinh là một bước đột phá trong quá trình ứng dụng khoa học công nghệ, đồng thời mở ra một triển vọng mới cung cấp cua giống cho nông dân trong tỉnh Bến tre và những tỉnh trong vùng.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, các hộ dân làm bột, chăn nuôi heo trên địa bàn xã Tân Phú Đông, TP.Sa Đéc (Đồng Tháp) rất phấn khởi bởi giá đang ở mức khá cao, dao động từ 47 - 48 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 10 ngàn đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Với giá này, người nuôi có lãi từ 800 ngàn đến 1 triệu đồng/tạ.

Giá heo hơi những ngày qua đã liên tục tăng, đạt mức 50.000 đồng/kg. Giá bán lẻ trên thị trường cũng biến động nhưng diễn biến ở các khu vực và kênh tiêu thụ lại khác nhau.

Thời gian gần đây, tình trạng người dân trên địa bàn thôn Phú Lạc, xã Bình Thành (Tây Sơn - Bình Định) tập trung đến khu vực trồng mía của Công ty cổ phần Đường Bình Định (BISUCO) chặt ngọn mía để làm thức ăn cho bò diễn ra khá phổ biến, gây thiệt hại nhiều diện tích mía.

Chưa bao giờ nông dân trồng mía ở các tỉnh ĐBSCL lâm vào cảnh khốn khó như hiện nay, khi giá bán quá thấp khiến nhiều hộ thua lỗ liên tục. Tình trạng bỏ đất trồng mía đang diễn ra nhiều nơi làm cho các ngành chức năng và nhà máy đường đau đầu. Song mọi nỗ lực cứu nông dân trồng mía vẫn đang là bài toán khó.

Những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện nhiều mô hình và dự án về sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn sinh học, bền vững với môi trường nhằm hướng đến nền nông nghiệp phát triển hiện đại trong tương lai. Nhiều mô hình được triển khai và ứng dụng thành công, trong đó mô hình “Công nghệ sinh thái trên ruộng lúa” được đánh giá cao và đồng tình từ bà con nông dân.