Sản Xuất Cua Giống Bằng Quy Trình Vi Sinh

Trại sản xuất cua giống của anh Trần Văn Ẩn ở ấp An Bình xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú đã cho đẻ thành công cua giống nhân tạo bằng quy trình vi sinh. Đầu năm nay, với quy mô 20 bể xi măng và 25 bể composit, tổng dung tích 105m3 bể ươm, anh bắt tay vào sản xuất cua giống bằng phương pháp cho đẻ nhân tạo theo quy trình sinh học.
Anh Ẩn cho biết: Việc sử dụng vi sinh là nhằm ổn định môi trường, khống chế vi khuẩn có hại, kích thích cua lột xác, bắt mồi tốt, giúp cua tăng trưởng nhanh, tỉ lệ sống cao. Ưu điểm của quy trình sinh học là hoàn toàn không dùng hóa chất, kháng sinh suốt chu kỳ cho cua đẻ và ươm lên giống, nhằm tạo ra đàn cua giống tốt, sạch bệnh.
Với việc ứng dụng quy trình vi sinh này, tỉ lệ ươm nuôi cua giống đạt từ 8% đến 10%. Từ đầu năm 2007 đến nay, cơ sở anh Ẩn đã sản xuất được 5 đợt với lượng cua giống xuất bán trên 150.000 con. Sản xuất thành công giống cua biển nhân tạo bằng quy trình vi sinh là một bước đột phá trong quá trình ứng dụng khoa học công nghệ, đồng thời mở ra một triển vọng mới cung cấp cua giống cho nông dân trong tỉnh Bến tre và những tỉnh trong vùng.
Có thể bạn quan tâm

Cụ thể, trứng gà, trứng vịt của Công ty Ba Huân, Vĩnh Thành Đạt, Liên hiệp HTX TP.HCM giảm 1.000 đồng/hộp (10 trứng), lần lượt còn 24.000 và 32.000 đồng/hộp. Trứng gà Công ty Thanh Niên Xung Phong cũng giảm 1.000 đồng, còn 24.000 đồng/hộp.

Tuy nhiên miền Trung có tỷ lệ diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh lớn nhất, chủ yếu là nuôi tôm chân trắng. Về cơ cấu tỷ lệ nuôi tôm chân trắng và tôm sú, đang có sự chuyển dịch đối với diện tích nuôi với tôm chân trắng chiếm tỷ lệ 12,5% và tôm sú 87,5%; trong khi đó tỷ lệ về sản lượng tôm chân trắng và tôm sú tương ứng là 56,9% và 43,1%. Điều đó cho thấy tôm chân trắng đóng góp rất lớn cho sự gia tăng sản lượng tôm nuôi của cả nước.

Vẫn chưa có địa phương nào phê duyệt được danh sách ngư dân đủ điều kiện vay vốn đầu tư đóng tàu vỏ sắt nên dòng vốn này vẫn "chưa chảy" - ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó cục trưởng Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ NN-PTNT) - thông tin như vậy tại buổi tọa đàm chủ đề: Để ngư dân vững vàng vươn khơi, do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 4.11 tại Hà Nội.

Ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết: Tính đến nay, cả nước đã thả nuôi được 685.000 ha tôm nước lợ (đạt 102,2% kế hoạch), trong đó diện tích nuôi tôm sú 590.000 ha, tôm thẻ chân trắng 95.000 ha, sản lượng thu hoạch 660.000 tấn (đạt 120% kế hoạch và tăng 20,4% so năm 2013). Giá trị kim ngạch XK 9 tháng đầu năm ước đạt 6,48 tỷ USD, trong đó XK tôm đạt 2,93 tỷ USD.

Ở Trung ương, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã giao Cục Thú y thực hiện nhiệm vụ thú y thủy sản, bao gồm công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch thủy sản và quản lý thuốc thú y, bao gồm cả thuốc thú y dùng cho thủy sản (tại Quyết định số 666/QĐ-BNN-TCCB ngày 4/4/2014)