Sản Xuất Cá Tra Tiếp Tục Gặp Khó

2 tháng đầu năm, cung-cầu cá tra không ổn định; giá thức ăn, thuốc... luôn tăng, giá bán cá thấp hơn giá thành…
Bộ NN-PTNT cho biết, sản xuất cá tra 2 tháng đầu năm vẫn đang gặp phải hàng loạt các khó khăn như cung cầu không ổn định, chất lượng con giống giảm, giá nguyên liệu thấp hơn giá thành, giá thức ăn, thuốc... luôn tăng trong khi đầu ra lại bất ổn nên nhiều người nuôi treo ao, hạn chế thả nuôi.
Theo báo cáo của các Sở NN&PTNT thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích và sản lượng cá tra của một số tỉnh tháng 2 năm 2014 đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, Cần Thơ giảm 8,57% diện tích, sản lượng giảm 5,99%; Vĩnh Long có diện tích giảm 10%, sản lượng giảm 11,5%; Đồng Tháp giảm 4,7% diện tích, còn sản lượng giảm 0,9%.
Giá cá tra nguyên liệu vẫn không tăng so với tháng trước. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long, giá cá tra nguyên liệu trong tháng 2 vẫn dao động từ 22.500-23.000 đồng/kg trong khi giá thành sản xuất 23.000-24.000 đồng/kg.
Người nuôi vẫn chưa có lời, sản xuất không phát triển, nhiều ao tiếp tục bị treo; không có khả năng tái sản xuất do thua lỗ kéo dài. Một số hộ nuôi cá tra ở Cần Thơ đang có xu hướng giảm dần diện tích nuôi cá tra chuyển sang nuôi một số đối tượng khác như cá lóc, thát lát.
Có thể bạn quan tâm

Những mặt hàng như chôm chôm, thanh long hay măng cụt đang được các tiểu thương đưa về đổ thành từng đống rất nhiều tại chợ lẻ, mức giá cao nhất chưa tới 20.000 đồng/kg.

Ngày 22-7, ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật,cho hay dự kiến từ ngày 1-8 tới, Việt Nam chính thức mở cửa nhập khẩu trở lại ba loại quả là cam, quýt và nho từ Úc sau hơn nửa năm tạm dừng.

Theo ông Hoàng Trung, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), dự kiến từ ngày 1/8 tới, Việt Nam chính thức mở cửa nhập khẩu trở lại 3 loại quả cam, quýt và nho từ Úc sau hơn nửa năm tạm dừng.

Lâu nay, cụm từ “trông chờ, ỷ lại” thường được gán cho nông dân một cách áp đặt khi nói về nguyên nhân của tư duy sản xuất lạc hậu, trì trệ, kém phát triển; trong khi điều mà họ cần là một định hướng phát triển sản xuất bền vững, hiệu quả để làm “điểm tựa” chứ không hoàn toàn là sự hỗ trợ mang tính “mùa vụ”. Khắc phục điểm yếu này, Hội Nông dân tỉnh đang triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ hội viên bằng phương pháp “Cầm tay chỉ việc”.

Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp (NN) của huyện Hoàng Su Phì đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cùng với việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất NN theo hướng hàng hóa; huyện đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn tích cực đưa máy móc vào sản xuất, chế biến nhằm giải phóng sức lao động và nâng cao thu nhập cho người dân.