Sản Xuất Cà Phê Sạch Theo Chuẩn Cánh Đồng Mẫu Lớn

Ngày 1-10, Phó chủ tịch UBND Võ Văn Chánh đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cùng các sở, ngành liên quan và Tổng công ty Tín Nghĩa về dự án xây dựng vùng chuyên canh cây cà phê.
Tại buồi làm việc, đại diện Tổng công ty Tín Nghĩa đã giới thiệu về mô hình hình sản xuất cà phê theo chuẩn 4C- cam kết phát triển cà phê bền vững.
Đây là mô hình đã được Tín Nghĩa tổ chức thành công ở một số tỉnh, thành, như: Đắk Lắk, Gia Lai…Tại Đồng Nai, mô hình này sẽ được thực hiện thí điểm tại các huyện: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ rồi tiếp tục mở rộng ra các địa phương khác.
Cũng theo đại diện Tổng công ty Tín Nghĩa, đây sẽ là cơ sở để liên kết, hình thành vùng chuyên canh theo mô hình cánh đồng mẫu lớn với mục tiêu phát triển diện tích cà phê trên địa bàn tỉnh lên 22 ngàn hécta. Tín Nghĩa tham gia trong khâu tiêu thụ, một số lĩnh vực chế biến và tập huấn kỹ thuật canh tác cho nông dân. Dự án sẽ thu hút thêm các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực tham gia chuỗi liên kết.
Tại buổi làm việc, các ý kiến đóng góp cho dự án tập trung vào các nội dung, như: Dự án mới tập trung vào phát triển mô hình cà phê 4C, cần phải xây dựng theo các tiêu chí cánh đồng lớn để được hưởng chính sách ưu đãi; cần nêu rõ chính sách của tổng công ty với nông dân, đại lý thu mua; vấn đề kinh phí cho dự án: nhà nước hỗ trợ gì, trách nhiệm, chính sách của tổng công ty, người dân. Trong đó, cần tạo sự đồng bộ trong tổ chức triển khai chương trình với sự phân công trách nhiệm cụ thể của từng đối tượng tham gia…
Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh đề nghị Tổng công ty Tín Nghĩa chọn địa bàn, khoanh vùng địa bàn thuận lợi để xây dựng dự án cánh đồng lớn theo mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, nhằm ứng dụng khoa học, kỹ thuật, cơ giới hóa trong canh tác cây cà phê. Trên cơ sở đó, Tổng công ty Tín Nghĩa cần nhanh chóng hoàn chỉnh dự án và giao cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn là đơn vị thẩm định dự án.
Có thể bạn quan tâm

Sau nhiều năm trồng thử nghiệm, cây rau pó xôi đã phát triển tốt trong khu vườn của gia đình anh Nguyễn Văn Thi ở xã Lát, Lạc Dương (Lâm Đồng). Với diện tích hơn 1ha trồng trong nhà kính, mô hình trồng rau pó xôi sạch này đã mang về cho gia đình anh Nguyễn Văn Thi tiền tỷ mỗi năm.

Lê Trà Lĩnh được các cơ quan chức năng của tỉnh Cao Bằng đánh giá có hàm lượng đường dinh dưỡng cao nhất so với các giống lê trong tỉnh. Cây lê được nhân dân huyện Trà Lĩnh trồng từ rất lâu đời, nhưng trải qua thời gian, cây lê gần như bị mai một, chỉ còn rải rác ở một số ít địa phương trong huyện.

Hàng trăm hộ nông dân ở huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) đã tự nguyện liên kết với nhau mở rộng diện tích trồng chuối để hình thành vùng SX tập trung.

Những ngày này, nông dân ở ấp Thạnh An và Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh đang thu hoạch cuối vụ mùa khóm nghịch. Điều làm người dân phấn khởi là giá khóm đang ở mức cao nhất từ trước đến nay.

Tại Hội nghị quy hoạch và xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững vùng ĐBSCL tổ chức tại tỉnh Kiên Giang, ông Nguyễn Huy Điền- Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản -cho biết, đến thời điểm này, 8 tỉnh, thành phố ven biển vùng ĐBSCL đã đề xuất 61 dự án thủy lợi với tổng nguồn vốn đầu tư lên tới trên 9.288 tỉ đồng.