Sản Xuất Cà Phê Sạch Theo Chuẩn Cánh Đồng Mẫu Lớn

Ngày 1-10, Phó chủ tịch UBND Võ Văn Chánh đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cùng các sở, ngành liên quan và Tổng công ty Tín Nghĩa về dự án xây dựng vùng chuyên canh cây cà phê.
Tại buồi làm việc, đại diện Tổng công ty Tín Nghĩa đã giới thiệu về mô hình hình sản xuất cà phê theo chuẩn 4C- cam kết phát triển cà phê bền vững.
Đây là mô hình đã được Tín Nghĩa tổ chức thành công ở một số tỉnh, thành, như: Đắk Lắk, Gia Lai…Tại Đồng Nai, mô hình này sẽ được thực hiện thí điểm tại các huyện: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ rồi tiếp tục mở rộng ra các địa phương khác.
Cũng theo đại diện Tổng công ty Tín Nghĩa, đây sẽ là cơ sở để liên kết, hình thành vùng chuyên canh theo mô hình cánh đồng mẫu lớn với mục tiêu phát triển diện tích cà phê trên địa bàn tỉnh lên 22 ngàn hécta. Tín Nghĩa tham gia trong khâu tiêu thụ, một số lĩnh vực chế biến và tập huấn kỹ thuật canh tác cho nông dân. Dự án sẽ thu hút thêm các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực tham gia chuỗi liên kết.
Tại buổi làm việc, các ý kiến đóng góp cho dự án tập trung vào các nội dung, như: Dự án mới tập trung vào phát triển mô hình cà phê 4C, cần phải xây dựng theo các tiêu chí cánh đồng lớn để được hưởng chính sách ưu đãi; cần nêu rõ chính sách của tổng công ty với nông dân, đại lý thu mua; vấn đề kinh phí cho dự án: nhà nước hỗ trợ gì, trách nhiệm, chính sách của tổng công ty, người dân. Trong đó, cần tạo sự đồng bộ trong tổ chức triển khai chương trình với sự phân công trách nhiệm cụ thể của từng đối tượng tham gia…
Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh đề nghị Tổng công ty Tín Nghĩa chọn địa bàn, khoanh vùng địa bàn thuận lợi để xây dựng dự án cánh đồng lớn theo mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, nhằm ứng dụng khoa học, kỹ thuật, cơ giới hóa trong canh tác cây cà phê. Trên cơ sở đó, Tổng công ty Tín Nghĩa cần nhanh chóng hoàn chỉnh dự án và giao cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn là đơn vị thẩm định dự án.
Có thể bạn quan tâm

Song, các ngành chức năng vẫn không xác định được nguyên nhân tôm chết! Trước tình hình trên, một số doanh nghiệp nuôi tôm tại Bạc Liêu đã xây dựng và đầu tư mô hình nuôi tôm trong nhà kính theo công nghệ của Tập đoàn C.P (Thái Lan).

Khi việc nuôi cá tra xuất khẩu không còn lãi như xưa, một số ngư dân trong tỉnh đã năng động đổi sang nuôi các mặt cá chợ, như: Cá điêu hồng, cá he, cá hú, cá chim… để bán ở thị trường nội địa. Sự chuyển hướng kịp thời đã giúp họ thành công.

Qua báo cáo của Sở Nông nghiệp - PTNT, sản lượng nuôi trồng thủy sản thu hoạch trong 10 tháng năm 2014 đạt 9.594 tấn, tăng 11,6% so với cùng kỳ. Trong đó cá các loại 4.742 tấn, tăng 7,3%; tôm các loại 4.542 tấn, tăng 16,7%; thủy sản khác 310 tấn, tăng 8,4% so với cùng kỳ.

Việc thành lập chi nhánh mới và đầu tư thêm 1 nhà máy sản xuất thức ăn gia súc trên địa bàn tỉnh cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH De Heus tại Vĩnh Long đang mang lại hiệu quả tích cực, cũng như môi trường đầu tư thuận lợi của Vĩnh Long dành cho các nhà đầu tư.

Các loại thịt mà người tiêu dùng sử dụng hằng ngày như bò, heo, gà... đang đều đặn được nhập về Việt Nam, nhiều loại tăng đột biến so với cùng kỳ và dự báo hàng còn về nhiều hơn trong dịp Tết