Sản xuất cá lồng theo chuỗi bước đầu nâng cao hiệu quả

Sản lượng cá lồng năm 2015 dự kiến đạt gần 3.000 tấn, tập trung vào các đối tượng thủy sản đặc sản có giá trị như:
Cá lăng, trắm, ngạnh, diêu hồng… Sản phẩm cá thương phẩm chủ yếu được tiêu thụ tại thành phố Hà Nội, các tỉnh lân cận và các nhà hàng trên địa bàn tỉnh, bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nuôi cá lồng.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 6 Tổ hợp tác, HTX, 5 doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất nuôi cá lồng, sản lượng chiếm đến 80% sản lượng cá lồng của tỉnh.
Theo ông Thiều Minh Thế - Tổ trưởng tổ hợp tác nuôi cá lồng xã Xuân Lộc (tổ hợp tác có hơn 138 lồng nuôi) cho biết:
Nhận thấy vai trò của công tác thị trường, xây dựng thương hiệu trong việc tiêu thụ sản phẩm là hết sức quan trọng, chính vì vậy trong năm 2015 Tổ hợp tác đã thống nhất liên kết giữa các hộ nuôi trong tổ, ký kết hợp đồng từ dịch vụ đầu vào lấy giống tại các cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng, hợp đồng với các công ty thuốc, thức ăn cung ứng cho tổ viên sử dụng giảm giá thành sản xuất;
Áp dụng đúng quy trình nuôi đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm do Chi cục Thủy sản hướng dẫn.
Đồng thời tìm kiếm các thị trường đầu mối của thành phố Hà Nội như chợ cá Yên Sở, thị trường các tỉnh để liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Đối với 95 hộ nuôi nằm rải trên sông Lô, sông Đà và một số hồ chứa trên địa bàn tỉnh tại địa bàn 19 xã cũng đã và đang có sự liên kết, trao đổi thông tin trong sản xuất về bố trí sản xuất, giống, thức ăn, thuốc, hóa chất, chế phẩm và thị trường; chủ động thành lập tổ hợp tác, HTX tại các vùng, khu vực nuôi cá lồng trên địa bàn để giúp các hội viên nâng cao hiệu quả sản xuất cá lồng trong giai đoạn tới.
Mặc dù hoạt động sản xuất cá lồng theo chuỗi đã mang lại hiệu quả bước đầu; tuy nhiên, trong thực tế sản xuất khó khăn tổ hợp tác gặp phải đó là việc nắm bắt thông tin, giá cả, xu hướng thị trường còn thiếu nên việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm hiệu quả còn thấp.
Giá trị sản xuất vẫn nằm ở các khâu trung gian rất nhiều, thị trường tiêu thụ bấp bênh không ổn định, sản phẩm của người nuôi thường bị thương lái ép cấp, ép giá; sản phẩm chưa được chứng nhận an toàn, chất lượng sản phẩm chưa đảm bảo dẫn đến hiệu quả sản xuất đem lại cho người nuôi chưa cao.
Theo xu hướng tất yếu nâng cao chất lượng, hiệu quả nuôi cá lồng đòi hỏi các hộ, các tổ chức, doanh nghiệp, HTX cần nâng cao vai trò hạt nhân trong công tác liên kết hợp tác sản xuất theo chuỗi từ cung ứng dịch vụ đầu vào, từ hợp đồng cung ứng giống, thức ăn, thuốc hóa chất cho đến áp dụng quy trình sản xuất để nâng cao chất lượng theo hướng VietGAP;
Xây dựng thương hiệu tăng tính cạnh tranh sản phẩm, tìm kiếm thị trường để người nuôi bán với giá tốt nhất, hiệu quả tương xứng với công sức bỏ ra.
Để đảm bảo hiệu quả bền vững nghề nuôi cá lồng, thời gian tới, Chi cục Thủy sản tích cực tham mưu với Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo UBND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ cá lồng, đặc biệt là hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh đối với sản phẩm, nâng cao giá trị sản xuất đem lại hiệu quả cho người nuôi.
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền đến người nuôi áp dụng các quy trình, quy chuẩn, chứng nhận an toàn thực phẩm nâng cao thương hiệu, chất lượng sản phẩm;
Ttăng cường công tác xúc tiến thương mại, trao đổi chia sẻ thông tin thị trường giữa các tỉnh, doanh nghiệp, người nuôi để giúp người nuôi mở rộng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, có không ít hộ nông dân đi tìm hiểu với mong muốn nuôi con bò Úc thuần sinh sản để sau này bán thịt. Tuy nhiên, băn khoăn lớn nhất chính là chất lượng con giống và giá cả?

Quần quật quanh năm mới làm ra hạt cà phê nhưng đến mùa thu hoạch, sau khi trừ chi phí, nộp các khoản thu cho công ty, người trồng cà phê chẳng còn chút lãi nào

Mấy ngày qua, các nhà vườn trồng hoa ở Bình Kiến và phường 9 (TP Tuy Hòa) tất bật xuống giống hoa cúc, tạo dáng cây mai, quất để chuẩn bị cho mùa hoa tết mới.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên, từ cuối tháng 8 đến nay, toàn tỉnh không phát hiện thêm diện tích sắn bị bệnh rệp sáp bột hồng lây lan, gây hại.

Người nuôi rong sụn ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đang đối mặt với thua lỗ vì điều kiện thời tiết không thuận lợi, rong mền gây hại phát triển nhiều, tiền bán rong không bù lỗ được tiền công.