Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản Xuất An Toàn Con Đường Đưa Nông Sản Việt Nam Ra Thế Giới

Sản Xuất An Toàn Con Đường Đưa Nông Sản Việt Nam Ra Thế Giới
Ngày đăng: 29/07/2014

GAP cơ bản với 26 tiêu chí đang giúp người dân hiểu cơ bản nhất về sản xuất rau an toàn và dần tiến tới tiêu chí của GAP thế giới...

Theo một thống kê của JICA, có tới 90% nông dân Việt Nam đang sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và có thu nhập thấp. Hầu hết những sản phẩm nông sản của họ được tiêu thụ bởi thị trường nội địa. Và trên thực tế, những nông dân này rất khó có thể áp dụng VietGAP hoặc những tiêu chuẩn GAP khác có yêu cầu cao hơn.

Trong khi đó, rau xanh là loại thực phẩm thiết yếu trong mỗi bữa ăn hằng ngày, và thực trạng rau xanh không an toàn vẫn đang là nỗi ám ảnh thường trực của người tiêu dùng.

Nhằm loại bỏ dần những mối nguy hại cho sức khỏe người dân từ nguồn thực phẩm rau xanh, gần đây, “GAP cơ bản” đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng cùng với sự hỗ trợ của JICA.

Theo ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), sau hơn 3 năm triển khai áp dụng thì điểm GAP cơ bản tại 6 tỉnh phía Bắc như Hưng Yên, Hà Nam, Quảng Ninh... đã bước đầu giúp phần lớn nông dân tại các tỉnh này có thể áp dụng thực hành nông nghiệp tốt trong sản xuất cây trồng an toàn và hướng tới thị trường tiêu thụ trong nước.

“GAP cơ bản cũng đã giúp người sản xuất thấy được mối nguy trong hoạt động sản xuất hàng ngày, từ đó thay đổi nhận thức, từ bỏ hành vi, thói quen xấu trong sản xuất, có ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và gìn giữ môi trường”- ông Trần Xuân Định nói.

Thay đổi rõ rệt được ghi nhận ở xã Nhân Chính và Nhân Nghĩa (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Sau khi dự án được triển khai những hộ nông dân ở các xã này được tham gia các lớp tập huấn, đào tạo và cấp phát sổ nhật ký đồng ruộng, đến nay từ một nơi trồng rau mang tính nhỏ lẻ và tự phát, không có sự kiểm soát về qui trình sản xuất và chất lượng sản phẩm đã trở thành vùng sản xuất rau theo tiêu chuẩn GAP an toàn.

Bà Nguyễn Thị Vang, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam- cho biết, từ khi áp dụng GAP cơ bản đến nay nhận thức của nông dân cũng như năng lực quản lý, giám sát việc sản xuất sản phẩm cây trồng đã được nâng lên rõ rệt.

“Đáng mừng là nhờ áp dụng GAP cơ bản, đến nay, nguồn rau sạch tại địa phương đã được các tư thương mua ngay tại ruộng nên bà con rất phấn khởi,” bà Vang cho biết.

Hơn nữa, theo bà Vang, sau khi hạch toán hiệu quả kinh tế cho thấy, sản xuất theo tiêu chuẩn GAP cơ bản đã giảm được chi phí đầu tư so với sản xuất rau truyền thống trong khi sản phẩm rau đảm bảo an toàn hơn.

Theo ông Yamamoto Satoshi- Cố vấn hình thành dự án cao cấp-Văn phòng JICA Việt Nam, “GAP cơ bản” đã được đơn giản hóa bằng việc lựa chọn những tiêu chí cơ bản nhất của tiêu chuẩn VietGAP hiện hành và không yêu cầu người sản xuất phải đăng ký, xin cấp giấy chứng nhận.

Trong khi VietGAP có hơn 65 tiêu chí để sản xuất cây trồng an toàn và là quy định bắt buộc những nông dân sản xuất trên quy mô lớn phải áp dụng trong quá trình sản xuất. Người sản xuất phải xin giấy chứng nhận do một số đơn vị cấp phép chứng nhận VietGAP cấp và phải phí chứng nhận. Một số công ty kinh doanh và sản xuất nông sản đã có được giấy chứng nhận VietGAP và cũng đã sản xuất được rau quả an toàn chất lượng cao.

Tuy nhiên, đây là những doanh nghiệp tư nhân hướng tới thị trường nước ngoài và một số ít người tiêu dùng trong nước yêu cầu sản phẩm chất lượng cao. Những tiêu chuẩn GAP khác cũng đã được giới thiệu và áp dụng bới các công ty tư nhân cũng như các nhà tài trợ khác ở Việt Nam nhưng hầu hết đều hướng tới thị trường xuất khẩu có yêu cầu khắt khe.

Tại các tỉnh thí điểm dự án GAP cơ bản, nông dân đã hiểu rõ lợi ích của thực hành nông nghiệp tốt. Nông dân đã biết cách lựa chọn hóa chất, vật tư nông nghiệp an toàn, đúng chất lượng, biết sử dụng phân bón, thuốc bản vệ thực vật và thu hoạch sản phẩm một cách an toàn, thu được hiệu quả kinh tế cao và cải thiện phương thức sản xuất theo hướng bền vững.

Ông Yamamoto nhấn mạnh, Việt Nam là quốc gia có thế mạnh nông nghiệp. Chính vì vậy, nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm và mở rộng “GAP cơ bản” trong sản xuất ây trồng được coi là nhiệm vụ cấp bách nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đảm bảo an ninh xã hội và tạo cơ hội đưa Việt Nam trở thành quốc gia cung cấp nông sản tin cậy, đảm bảo an toàn thực phẩm với chất lượng cao.

Tuy vậy, theo ông Yamamoto Satoshi, “sản phẩm được sản xuất theo quy trình GAP cơ bản chưa đủ tiêu chuẩn để xuất sang Nhật Bản. Nhưng người nông dân đã bước đầu cơ bản nắm được phương thức sản xuất rau an toàn. GAP cơ bản được thực hiện với 26 tiêu chí cơ bản nhất về sản xuất rau an toàn. Sau khi người nông dân có nhận thức về quy trình này sẽ là tiền đề để họ có những bước tiếp theo sản xuất theo tiêu chí của VietGAP và sau đó là theo tiêu chí của GAP thế giới.

Như vậy, con đường để nông sản Việt Nam vươn ra thế giới sẽ rộng mở hơn”.


Có thể bạn quan tâm

Rau, Trứng Ế Đồng Đắt Chợ Rau, Trứng Ế Đồng Đắt Chợ

Bà Đào Thị Hiệp, ngụ xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) có 2.500 m2 cải thảo to đẹp nhưng không bán được đành chặt bỏ. Ông Phạm Đình Thông, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hiệp Thạnh cho biết trên địa bàn xã hiện có hơn 1.000 ha rau củ các loại nông dân phải cắt cho bò ăn hoặc cày làm phân xanh.

03/03/2014
'Rừng Hoa' Công Nghệ Cao 'Rừng Hoa' Công Nghệ Cao

Sản xuất giống hoa theo phương pháp cấy mô (invitro), xuất khẩu sang nhiều nước trong đó có cả “Vương quốc hoa” Hà Lan thu về 2 triệu USD/năm, đó là thành công của Công ty CP công nghệ sinh học Rừng Hoa Đà Lạt.

03/03/2014
Thả 2,5 Vạn Tôm Giống Tại Đầm Cầu Hai Thả 2,5 Vạn Tôm Giống Tại Đầm Cầu Hai

Nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản trên đầm Cầu Hai, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với huyện Phú Lộc thả hơn 2,5 vạn tôm giống tại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khe Đập Làng, xã Lộc Bình (Phú Lộc).

04/03/2014
Bắt Số Lượng Lớn Trai Tai Tượng Khổng Lồ Bắt Số Lượng Lớn Trai Tai Tượng Khổng Lồ

Được biết, trai tai tượng có tên khoa học Tridacnagigas, là loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam và quốc tế cần được bảo vệ. Thời gian qua một số ngư dân ở Bình Châu đã khai thác với số lượng lớn để cung cấp theo nhu cầu mua bán của chủ nậu mà không biết đây là loài thủy sinh bị cấm khai thác.

04/03/2014
Thành Phố Cà Mau Phát Triển Diện Tích Nuôi Tôm Công Nghiệp Thành Phố Cà Mau Phát Triển Diện Tích Nuôi Tôm Công Nghiệp

Năm 2014, thành phố Cà Mau đề ra kế hoạch mở rộng nuôi tôm công nghiệp với tổng diện tích 1.100 ha; hiện nay, đã phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp được trên 812 ha, đạt 73% kế hoạch.

04/03/2014