Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản vật tiến vua dạt đầy bờ biển, dân nhặt được cả tạ

Sản vật tiến vua dạt đầy bờ biển, dân nhặt được cả tạ
Ngày đăng: 25/09/2015

Anh Phạm Hoàng Gia, ngụ khu vực An Hải (thị trấn Thuận An), cho biết: Hải sâm còn sống dạt vào bờ chủ yếu vào lúc sáng sớm.

Đây là thời điểm có đông dân địa phương, du khách đổ về đây tắm biển, nên nhiều người vô cùng ngạc nhiên, thích thú. Hải sâm dạt bờ với lượng lớn, khiến người dân chỉ việc dùng túi nilon đi dọc bờ biển để nhặt về.

Hải sâm được bắt để làm thức ăn, phơi khô ngâm rượu chứ không bán, dù đây là loài hải sản đắt tiền.

"Dân ở đây không cần phải nhọc công lặn tìm mà chỉ cần đi dọc bờ là bắt được chúng. Từ hôm xuất hiện đến nay, dân Thuận An đã nhặt được cả tạ hải sâm", anh Gia kể.

Dân địa phương chỉ cần đi dọc bờ biển là bắt được một lượng lớn hải sâm.

Theo một số ngư dân có kinh nghiệm đi biển lâu năm, số hải sâm dạt vào bờ biển Thuận An chủ yếu là loài vú trắng. Con to nhất bằng cả ngón chân người lớn, trên thân có những chấm trắng.

Đây là một trong những loài đắt tiền nhất trong dòng họ hải sâm, mỗi cân khô trên thị trường hiện nay có giá không dưới 1 triệu đồng.

Hải sâm dạt lăn lóc vào bờ cát.

Khi phóng viên hỏi mua loại hải sản đắt tiền một thời dùng làm sản vật "tiến vua" này, dân địa phương cho biết, họ trữ lại để làm thức ăn, làm quà biếu người thân, hoặc phơi khô ngâm rượu chứ không bán.

Nhiều người nhặt được "lộc trời" nhưng không hay biết đây là loài hải sản rất có giá trị kinh tế. Có người còn nghi ngờ hải sâm xuất hiện nhiều có thể được thả từ một con tàu nào đó ở ngoài biển

Được biết, cách đây khoảng 1 tháng tại vùng biển xã Phú Diên (huyện Phú Vang) cũng từng xảy ra hiện tượng hải sâm dạt bờ, nhưng không nhiều như ở biển Thuận An mấy ngày nay. Trong khi, vùng biển TT Huế không phải là nơi tập trung phong phú loài hải sản quý giá này.Thành quả đạt được chỉ sau vài chục phút đi nhặt hải sâm.

Trao đổi với PV vào chiều 23.9, ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản tỉnh TT Huế, cho biết:

Việc hải sâm xuất hiện tại vùng biển Thuận An có thể là hiện tượng di cư tự nhiên giữa đại dương, hoặc do dòng hải lưu cuốn loài này từ một nơi khác đến, nên đó là điều bình thường.


Có thể bạn quan tâm

Gà nội lép vế trước gà nhập khẩu Gà nội lép vế trước gà nhập khẩu

Giá gà nhập khẩu vào các siêu thị rẻ, lượng nhập lớn, trong khi đó giá thức ăn chăn nuôi cao, nhiều rủi ro trong dịch bệnh là nguyên nhân khiến người nuôi gà theo mô hình trang trại, gà công nghiệp trong tỉnh Nghệ An đang bị “lép vế”.

06/08/2015
Phú Bình (Thái Nguyên) có 109 trang trại chăn nuôi gà Phú Bình (Thái Nguyên) có 109 trang trại chăn nuôi gà

Những năm gần đây, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã có nhiều biện pháp nhằm giúp người dân nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi gà như: Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các ngành có liên quan của tỉnh, Trung ương mời chuyên gia chăn nuôi đầu ngành về tập huấn, hướng dẫn, xây dựng quy trình chăn nuôi gà, quản lý tốt đầu vào, như thức ăn, thuốc thú y, con giống.

06/08/2015
Phát triển chăn nuôi bò sữa ở Sóc Trăng không dễ như mong đợi Phát triển chăn nuôi bò sữa ở Sóc Trăng không dễ như mong đợi

Sau hơn một năm triển khai thực hiện, Dự án Phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2013 – 2020 đã bắt đầu bộc lộ những khó khăn nhất định. Sự kỳ vọng về giảm nghèo bền vững từ nghề nuôi bò sữa vì thế cũng khó đạt được như mong đợi.

06/08/2015
Tái cơ cấu ngành chăn nuôi lúng túng, thiếu đồng bộ Tái cơ cấu ngành chăn nuôi lúng túng, thiếu đồng bộ

Trước những khó khăn của ngành chăn nuôi trong cả nước, đặc biệt là thời gian tới khi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) chính thức có hiệu lực thì nhiều sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm nhập của các nước có thuế bằng 0% sẽ ồ ạt vào thị trường Việt Nam, sẽ tác động mạnh vào ngành chăn nuôi trong nước, Bộ NN&PTNT đang chỉ đạo các tỉnh, thành phố thực hiện đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi với mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm và sức cạnh tranh. Tuy nhiên, việc triển khai ở một số địa phương còn nhiều bất cập…

06/08/2015
Bình Thuận chú trọng phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm Bình Thuận chú trọng phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Bình Thuận chưa xảy ra dịch bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng trên gia súc và bệnh tai xanh trên heo. Hiện tại, ngành đang tập trung chỉ đạo chặt chẽ các biện pháp phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm…

06/08/2015