Sản vật tiến vua dạt đầy bờ biển, dân nhặt được cả tạ

Anh Phạm Hoàng Gia, ngụ khu vực An Hải (thị trấn Thuận An), cho biết: Hải sâm còn sống dạt vào bờ chủ yếu vào lúc sáng sớm.
Đây là thời điểm có đông dân địa phương, du khách đổ về đây tắm biển, nên nhiều người vô cùng ngạc nhiên, thích thú. Hải sâm dạt bờ với lượng lớn, khiến người dân chỉ việc dùng túi nilon đi dọc bờ biển để nhặt về.
Hải sâm được bắt để làm thức ăn, phơi khô ngâm rượu chứ không bán, dù đây là loài hải sản đắt tiền.
"Dân ở đây không cần phải nhọc công lặn tìm mà chỉ cần đi dọc bờ là bắt được chúng. Từ hôm xuất hiện đến nay, dân Thuận An đã nhặt được cả tạ hải sâm", anh Gia kể.
Dân địa phương chỉ cần đi dọc bờ biển là bắt được một lượng lớn hải sâm.
Theo một số ngư dân có kinh nghiệm đi biển lâu năm, số hải sâm dạt vào bờ biển Thuận An chủ yếu là loài vú trắng. Con to nhất bằng cả ngón chân người lớn, trên thân có những chấm trắng.
Đây là một trong những loài đắt tiền nhất trong dòng họ hải sâm, mỗi cân khô trên thị trường hiện nay có giá không dưới 1 triệu đồng.
Hải sâm dạt lăn lóc vào bờ cát.
Khi phóng viên hỏi mua loại hải sản đắt tiền một thời dùng làm sản vật "tiến vua" này, dân địa phương cho biết, họ trữ lại để làm thức ăn, làm quà biếu người thân, hoặc phơi khô ngâm rượu chứ không bán.
Nhiều người nhặt được "lộc trời" nhưng không hay biết đây là loài hải sản rất có giá trị kinh tế. Có người còn nghi ngờ hải sâm xuất hiện nhiều có thể được thả từ một con tàu nào đó ở ngoài biển
Được biết, cách đây khoảng 1 tháng tại vùng biển xã Phú Diên (huyện Phú Vang) cũng từng xảy ra hiện tượng hải sâm dạt bờ, nhưng không nhiều như ở biển Thuận An mấy ngày nay. Trong khi, vùng biển TT Huế không phải là nơi tập trung phong phú loài hải sản quý giá này.Thành quả đạt được chỉ sau vài chục phút đi nhặt hải sâm.
Trao đổi với PV vào chiều 23.9, ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản tỉnh TT Huế, cho biết:
Việc hải sâm xuất hiện tại vùng biển Thuận An có thể là hiện tượng di cư tự nhiên giữa đại dương, hoặc do dòng hải lưu cuốn loài này từ một nơi khác đến, nên đó là điều bình thường.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ bằng những nguyên liệu đơn giản như gạch, cát và xi măng… chị Lê Thị Ánh ở xóm La Đuốc, xã Tân Kim (Phú Bình - Thái Nguyên) đã sáng tạo ra phương pháp làm chuồng úm gà cải tiến giúp tiết kiệm đến 60% chi phí so với sử dụng bóng đèn điện và giảm ô nhiễm môi trường so với dùng than tổ ong.

Ngày 28-7, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai phối hợp Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ tổ chức họp báo bàn về giải pháp gỡ khó cho chăn nuôi gia cầm trong giai đoạn hiện nay. Dịp này, 2 bên cùng ký biên bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương… đề nghị điều tra chống bán phá giá với mặt hàng thịt gà nhập khẩu.

Chiều ngày 29-7, tại UBND xã Gia Hòa 2 (Mỹ Xuyên - Sóc Trăng), Chi cục Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị hữu quan tổ chức cấp bò sinh sản cho một số hộ dân trên địa bàn xã Gia Hòa 2.

Trạm Khuyến nông huyện Lục Nam (Bắc Giang) đang triển khai mô hình nuôi gà Đông Tảo thương phẩm cho 10 hộ dân thuộc các xã Tam Dị, Chu Điện, Phương Sơn với tổng kinh phí 90 triệu đồng từ nguồn ngân sách huyện.

Trong chăn nuôi, khâu tiêu thụ đóng vai trò lớn đối với lợi nhuận mang lại cho nông dân. Tuy nhiên, đặc thù lĩnh vực này ở nước ta là hầu hết có quy mô nhỏ lẻ, manh mún dẫn tới chi phí giao dịch cao. Người nông dân chỉ được hưởng lợi nhuận (nếu có) một phần rất nhỏ...