Sản phẩm phân hữu cơ mụn dừa Thanh Thanh từng bước khẳng định thương hiệu

Sản xuất PHCMD tại cơ sở Thanh Thanh.
Cơ sở sản xuất phân hữu cơ mụn dừa (PHCMD) Thanh Thanh được thành lập vào tháng 8.2009 theo công nghệ của Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu (Bộ Công Thương) chuyển giao.
Sản phẩm PHCMD Thanh Thanh đã được Sở KH&CN Bình Định và Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng III (Thuộc Tổng cục Đo lường chất lượng) kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, quyết định cho lưu hành trên thị trường.
Tháng 9.2010, PHCMD Thanh Thanh được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) chứng nhận sản phẩm nông nghiệp xanh (Green Agriculture).
Bà Nguyễn Thị Châu Thanh, chủ cơ sở sản xuất PHCMD Thanh Thanh, cho biết: “Ngoài thuận lợi là nguồn nguyên liệu tại chỗ, ngay từ đầu chúng tôi xác định con đường duy nhất để đứng vững là uy tín, thương hiệu.
Bởi vậy, cơ sở không sản xuất ồ ạt mà luôn theo sát nhu cầu thị trường, lắng nghe tiếng nói của nông dân sau khi sử dụng, để kịp thời điều chỉnh những hạn chế”.
Từ năm 2010 đến nay, cơ sở đã sản xuất và cung cấp cho thị trường trên 1.000 tấn PHCMD; phối hợp tổ chức 45 hội thảo đầu bờ trên nhiều mô hình trình diễn có sử dụng PHCMD Thanh Thanh, nhằm giúp nông dân có sự so sánh thực tế để đi đến một lựa chọn đúng đắn nhất, tiết kiệm và hiệu quả nhất cho cây trồng của mình.
Nhận xét về tính năng, hiệu quả của sản phẩm này, ông Phan Sĩ Hùng, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phù Cát, khẳng định:
“Từ năm 2011 đến nay, sản phẩm PHCMD Thanh Thanh được cung ứng cho địa phương sử dụng trên 1.000 ha cây trồng chủ yếu, như: đậu phụng, dưa hấu, ớt, lúa...
cho năng suất tăng ổn định từ 15-20% trên nhiều chân đất khác nhau, giảm được chi phí sản xuất từ 20-25%, không gây ô nhiễm môi trường, phù hợp với quy trình sản xuất sạch”.
Kỹ sư Mạch Đình Đồng, chuyên viên Trạm Khuyến nông huyện Hoài Nhơn, cho rằng PHCMD Thanh Thanh chính là liều thuốc “đặc trị” phục hồi hiệu quả nhất cho những vườn tiêu bị lở cổ rễ ở địa phương trong thời gian qua.
Bà Nguyễn Thị Châu Thanh cho biết thêm:
“Rất mừng là mới đây cơ sở đã nhận hàng chục hợp đồng cung cấp PHCMD cho các tỉnh Khánh Hòa, Bình Phước, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum với số lượng hàng ngàn tấn phục vụ sản xuất Đông Xuân 2015-2016”.
PHCMD Thanh Thanh đạt các chỉ tiêu về hàm lượng, đa, trung, vi lượng, giúp cây chắc hạt, nhiều củ, nhiều trái, được sử dụng cho tất cả các loại cây dài ngày và ngắn ngày như: cà phê, chè, điều, hồ tiêu, cao su, chanh dây, đậu, bắp, dưa, cây cảnh, các loại rau củ.
PHCMD còn có khả năng phục hồi cây tiêu bị bệnh lở cổ rễ, cây đậu phụng chết ẻo do nấm gây ra; giảm độ phèn, cải tạo đất tơi xốp, thông thoáng, giữ ẩm tốt; tăng độ phì cho đất, giúp cây trồng tăng khả năng chịu hạn vào mùa khô; góp phần bảo vệ môi trường trên diện tích canh tác.
Có thể bạn quan tâm

Theo lãnh đạo Hợp tác xã (HTX) hành tím Vĩnh Châu (Sóc Trăng), hiện đơn vị có 60 hộ xã viên với diện tích sản xuất khoảng 40 ha, cho sản lượng hành thương phẩm khoảng 720 tấn. Từ khi được thành lập cuối tháng 3/2014 đến nay, HTX hành tím Vĩnh Châu đã có dịp tham gia nhiều đoàn xúc tiến thương mại trong, ngoài nước và các cuộc hội chợ để giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường.

Đối tượng gây hại chủ yếu gồm: Rầy nâu ở trà lúa giai đoạn đẻ nhánh đến chuẩn bị làm đòng; bệnh đạo ôn lá trên một số diện tích canh tác giống Jasmine 85, OM 4218,… tập trung tại quận Thốt Nốt, với tỷ lệ phổ biến từ 5-10%. Các đối tượng dịch hại khác như ốc bươu vàng, bù lạch, chuột, bệnh thối gốc vi khuẩn phân bố tại huyện Cờ Đỏ, quận Thốt Nốt và Cái Răng.

Nông dân được công ty cung cấp lúa giống chất lượng cao với giá thấp hơn thị trường 200 - 300 đồng/kg và sẽ hoàn vốn cho công ty khi thu hoạch xong; được hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp để đem lại hiệu quả cao nhất. Khi thu hoạch, công ty sẽ hỗ trợ nông dân công chuyên chở về nhà máy và mua với giá cao hơn thị trường từ 200 - 400 đồng/kg.

Thanh long Bình Thuận xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc thông qua hai cửa khẩu: Pò Chài và Hà Khẩu. Mỗi năm tại các cửa khẩu đã tiêu thụ hơn 300.000 tấn thanh long Bình Thuận (chiếm 65% sản lượng thanh long toàn tỉnh). Song, con đường trái thanh long đến với thị trường Trung Quốc đầy “gập ghềnh” nơi biên giới.

Ông Nguyễn Xuân Định (khu Tân Mai, phường Đông Mai, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) nổi tiếng ở thị xã với nguồn thu nhập cao từ vườn cây ăn trái. Nhiều năm trước, ông Định đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp, áp dụng tốt kỹ thuật chăm sóc cây trên cơ sở đặc tính của từng loại cây trồng từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế trên diện tích đất vườn đồi. Mô hình phát triển kinh tế của ông đã được nhiều gia đình học tập kinh nghiệm và làm theo.