Sản phẩm phân hữu cơ mụn dừa Thanh Thanh từng bước khẳng định thương hiệu

Sản xuất PHCMD tại cơ sở Thanh Thanh.
Cơ sở sản xuất phân hữu cơ mụn dừa (PHCMD) Thanh Thanh được thành lập vào tháng 8.2009 theo công nghệ của Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu (Bộ Công Thương) chuyển giao.
Sản phẩm PHCMD Thanh Thanh đã được Sở KH&CN Bình Định và Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng III (Thuộc Tổng cục Đo lường chất lượng) kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, quyết định cho lưu hành trên thị trường.
Tháng 9.2010, PHCMD Thanh Thanh được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) chứng nhận sản phẩm nông nghiệp xanh (Green Agriculture).
Bà Nguyễn Thị Châu Thanh, chủ cơ sở sản xuất PHCMD Thanh Thanh, cho biết: “Ngoài thuận lợi là nguồn nguyên liệu tại chỗ, ngay từ đầu chúng tôi xác định con đường duy nhất để đứng vững là uy tín, thương hiệu.
Bởi vậy, cơ sở không sản xuất ồ ạt mà luôn theo sát nhu cầu thị trường, lắng nghe tiếng nói của nông dân sau khi sử dụng, để kịp thời điều chỉnh những hạn chế”.
Từ năm 2010 đến nay, cơ sở đã sản xuất và cung cấp cho thị trường trên 1.000 tấn PHCMD; phối hợp tổ chức 45 hội thảo đầu bờ trên nhiều mô hình trình diễn có sử dụng PHCMD Thanh Thanh, nhằm giúp nông dân có sự so sánh thực tế để đi đến một lựa chọn đúng đắn nhất, tiết kiệm và hiệu quả nhất cho cây trồng của mình.
Nhận xét về tính năng, hiệu quả của sản phẩm này, ông Phan Sĩ Hùng, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phù Cát, khẳng định:
“Từ năm 2011 đến nay, sản phẩm PHCMD Thanh Thanh được cung ứng cho địa phương sử dụng trên 1.000 ha cây trồng chủ yếu, như: đậu phụng, dưa hấu, ớt, lúa...
cho năng suất tăng ổn định từ 15-20% trên nhiều chân đất khác nhau, giảm được chi phí sản xuất từ 20-25%, không gây ô nhiễm môi trường, phù hợp với quy trình sản xuất sạch”.
Kỹ sư Mạch Đình Đồng, chuyên viên Trạm Khuyến nông huyện Hoài Nhơn, cho rằng PHCMD Thanh Thanh chính là liều thuốc “đặc trị” phục hồi hiệu quả nhất cho những vườn tiêu bị lở cổ rễ ở địa phương trong thời gian qua.
Bà Nguyễn Thị Châu Thanh cho biết thêm:
“Rất mừng là mới đây cơ sở đã nhận hàng chục hợp đồng cung cấp PHCMD cho các tỉnh Khánh Hòa, Bình Phước, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum với số lượng hàng ngàn tấn phục vụ sản xuất Đông Xuân 2015-2016”.
PHCMD Thanh Thanh đạt các chỉ tiêu về hàm lượng, đa, trung, vi lượng, giúp cây chắc hạt, nhiều củ, nhiều trái, được sử dụng cho tất cả các loại cây dài ngày và ngắn ngày như: cà phê, chè, điều, hồ tiêu, cao su, chanh dây, đậu, bắp, dưa, cây cảnh, các loại rau củ.
PHCMD còn có khả năng phục hồi cây tiêu bị bệnh lở cổ rễ, cây đậu phụng chết ẻo do nấm gây ra; giảm độ phèn, cải tạo đất tơi xốp, thông thoáng, giữ ẩm tốt; tăng độ phì cho đất, giúp cây trồng tăng khả năng chịu hạn vào mùa khô; góp phần bảo vệ môi trường trên diện tích canh tác.
Có thể bạn quan tâm

Tổng số tiền hỗ trợ cho mô hình là hơn 60 triệu đồng. Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 3-2014, đến nay sau 7 tháng trọng lượng cá đạt 1 - 1,2kg, hạch toán kinh tế đối với mô hình nuôi cá chép lai V1 với giá thị trường hiện nay là 50.000đ/1kg thì lợi nhuận đạt trên 300 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 3 đến 4 lần so với nuôi các loại cá truyền thống khác.

Đó là tâm sự của nhiều ND sản xuất kinh doanh giỏi trong tỉnh. Họ nói rằng, bản thân dù làm quần quật quanh năm suốt tháng nhưng chỉ cần một trận mưa lớn, hay giá thị trường lên xuống thất thường là cầm chắc…lỗ! “Chẳng bì với ND Hàn Quốc, họ sản xuất với đủ thứ máy móc, từ cắt lúa đến hái bắp, từ trồng rau đến vắt sữa bò... Đến mùa thu hoạch thì họ chưa kịp gọi điện đã có người tới ruộng trả tiền; rồi cho xe cắt, hái.

Xác định rõ điều đó, các địa phương trong tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm giúp người dân nâng cao thu nhập nhưng vì nhiều lí do, việc thực hiện các tiêu chí liên quan đến thu nhập, phát triển sản xuất tại các địa phương vẫn còn gặp khó khăn. Sau gần 4 năm triển khai xây dựng NTM, toàn tỉnh vẫn còn 15 xã chỉ đạt dưới 5 tiêu chí.

Trong quý I năm 2014, do trời mưa kéo dài và rét đậm nên đã ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất của 319ha/348ha chè kinh doanh ở xã Tân Cương (T.P Thái Nguyên). Đặc biệt, đợt mưa lũ trong quý III vừa qua cũng đã làm nhiều diện tích chè kinh doanh ở các xóm của xã Tân Cương có địa hình thấp nằm dọc theo sông Công, như: Soi Vàng, Guộc, Gò Pháo, Hồng Thái 1, Hồng Thái 2... bị xói bật gốc, sạt lở.

Anh Ma Khánh Tuyên, Chủ tịch UBND xã Thượng Nung chia sẻ: Con đường này đã được mở rộng và dễ đi hơn rất nhiều so với trước. Bây giờ có thể đi xe máy, xe đạp vào bản chức không như những năm 2003, 2004, 2005, muốn vào đây phải đi bộ men theo con đường mòn lởm chởm đá dài tới 5km, mất cả mấy tiếng đồng hồ mới tới nơi.