Sản Phẩm Mới Cho Ngư Dân

Cty CP Công nghiệp tàu thủy (CNTT) Sông Đào (Nam Định) là đơn vị thành viên của Tổng Cty CNTT Phà Rừng. Là đơn vị có trên 45 năm truyền thống trong đóng mới và sửa chữa tàu thuyền. Với tổng diện tích mặt bằng gần 10ha, hạ tầng cơ sở và hệ thống máy móc trang thiết bị đã được đầu tư nâng cấp cùng với đội ngũ kỹ sư và công nhân kỹ thuật đóng tàu được đào tạo chính quy và trải qua nhiều năm kinh nghiệm.
Sản phẩm của Cty đã có mặt tại 34 tỉnh, thành phố trên toàn quốc và luôn được khách hàng đánh giá cao. Cty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
Theo khảo sát của Viện Khoa học Công nghệ tàu thủy Việt Nam, tàu đánh cá truyền thống của ngư dân trong nước hiện tại chủ yếu là tàu vỏ gỗ, đóng thủ công tại các làng nghề. Vật liệu sử dụng để đóng các tàu này gần như không được kiểm soát, không đảm bảo an toàn cho ngư dân và gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng loại tàu này, nhất là khi đánh bắt tại các ngư trường xa bờ. Nhằm hỗ trợ cho ngư dân tăng hiệu quả lao động, đảm bảo an toàn khai thác nguồn lợi xa bờ kết hợp với bảo vệ chủ quyền đất nước, Chính phủ có chủ trương thí điểm hỗ trợ ngư dân “Chuyển đổi tàu đánh cá từ tàu vỏ gỗ sang tàu vỏ thép” khai thác thủy sản xa bờ. Tổng Cty CNTT Phà Rừng đã xây dựng Đề án đóng thí điểm một số tàu mẫu đánh cá vỏ thép.
Cty CP CNTT Sông Đào được giao đóng mẫu tàu cá vỏ thép lưới rê thiết kế V011 do Cty CP Kỹ thuật đóng tàu Vinashin thiết kế, đơn vị giám sát là Trung tâm Đăng kiểm và Tư vấn nghề cá (Bộ NN và PTNT). Ngày 10-10-2013, Cty đã tổ chức khởi công đóng tàu mẫu đánh cá vỏ thép lưới rê số 1 thiết kế V011 cho ngư dân xã Hải Chính (Hải Hậu).
Tàu mẫu đánh cá vỏ thép lưới rê số 1, thiết kế V011 có chiều dài lớn nhất 25,46m; chiều rộng thiết kế 6,5m; chiều cao mạn 3,1m; lượng chiếm nước 152,53 tấn; tốc độ lớn nhất ở chế độ chạy tự do trong điều kiện tiêu chuẩn theo thiết kế 10 hải lý/giờ. Tàu được trang bị máy chính YANMAR Model 6LX-ET, công suất 650PS/1900rpm; hộp số Model: MGN 86DLX-1, tỷ số truyền 3.06/1. Máy phụ YANMAR Model: 4LM-DT công suất 80PS/3000rpm và tổ hợp máy phát điện công suất 5kW/h.
Sau hơn 2 tháng thi công, tàu mẫu đánh cá vỏ thép lưới rê số 1, thiết kế V011, được hoàn thành và được Trung tâm Đăng kiểm và tư vấn nghề cá (Bộ NN và PTNT) nghiệm thu chuyển bước công nghệ và đánh giá cao trong bước nghiệm thu thử đường dài ngày 23-12-2013. Con tàu sẽ được bàn giao cho ngư dân xã Hải Chính đưa vào hoạt động, đồng thời Cty tổ chức lễ “cắt tôn” khởi công, thi công tiếp tàu mẫu đánh cá vỏ thép lưới rê số 2 thiết kế V011.
Với mẫu tàu đánh cá vỏ thép thiết kế V011 đưa vào hoạt động sẽ từng bước thay thế tàu đánh cá vỏ gỗ, góp phần hiện đại hoá phương tiện khai thác nguồn lợi thuỷ sản xa bờ, giúp ngư dân mở rộng ngư trường.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Phú Thọ đã có bước phát triển ổn định. Nhiều mô hình, dự án phát triển sản xuất được xây dựng, triển khai, nhân rộng đem lại hiệu quả kinh tế cao góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương.

Nhờ được bố mẹ chồng truyền kinh nghiệm nên chị nắm rất rõ những loại rau rừng cần hái. Theo chị Tiến, rau và lá rừng có hàng chục loại khác nhau nên người hái phải nắm vững từng loại nếu không sẽ nhầm. Với rau rừng, ngon nhất là rau bướm, rau dớn, rau chọi, rau cu, rau sân...

Sáng nay (3/3), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn kiểm tra việc phối hợp triển khai mô hình chăn nuôi vừa và nhỏ giữa các hộ dân với doanh nghiệp tại huyện Vũ Quang.

Học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm từ bạn bè, người quen, bắt đầu từ đồng vốn ít ỏi, từng bước phát triển mô hình kinh tế trang trại với cây trồng, vật nuôi đa dạng hơn - đó là bí quyết làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp của đoàn viên Lê Anh Tuấn (xóm 6, xã Sơn Quang, Hương Sơn).

Theo giới thiệu của ông Trần Thanh Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lâm Sơn (Ninh Sơn), chúng tôi có dịp gặp chị Hà Thị Lệ Chi, một hộ kinh doanh nông sản tại địa phương luôn chịu khó làm ăn, phát triển kinh tế hộ gia đình vươn lên làm giàu từ hai bàn tay trắng.