Chị Hà Thị Lệ Chi Nghị Lực Vượt Khó Làm Giàu

Theo giới thiệu của ông Trần Thanh Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lâm Sơn (Ninh Sơn), chúng tôi có dịp gặp chị Hà Thị Lệ Chi, một hộ kinh doanh nông sản tại địa phương luôn chịu khó làm ăn, phát triển kinh tế hộ gia đình vươn lên làm giàu từ hai bàn tay trắng.
Sinh ra trong một gia đình đông anh chị em, chị Chi phải sớm phải vất vả làm việc để sinh sống. Từ việc phụ giúp công việc đồng áng cho gia đình đến buôn bán ở chợ chị Chi luôn tất bật, nhưng cuộc sống chỉ đủ ăn qua ngày. Năm 1989, chị lập gia đình và dành dụm vốn liếng mở đại lý thu mua nông sản địa phương.
Vào đầu vụ mùa, chị Chi cùng với người nông dân đầu tư vốn, giống và phân bón trồng các loại cây như: lúa, bắp, đậu, mì... Nhiều hộ nông dân khó khăn trong đầu tư sản xuất được chị tạo điều kiện giúp đỡ về phân bón, giống cây trồng. Cuối vụ mùa, chị Chi lại thu mua hết sản phẩm của người dân sản xuất với giá cả ổn định.
Mỗi năm, bình quân chị Chi thu mua khoảng 100 tấn nông sản các loại bán ra thị trường các tỉnh, thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Có thêm vốn, chị Chi đầu tư mua máy xay xát để bán gạo cho người dân trong vùng, mua 3 máy cày để chuyên chở hàng hóa. Chị Chi tạo công ăn việc làm cho 6 nhân công, lương tháng mỗi người là 3,6 triệu đồng. Không những thế, chị còn là hộ kinh doanh nông sản tiêu biểu trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế được UBND huyện Ninh Sơn tặng giấy khen.
Trong các phong trào đóng góp, xây dựng nông thôn mới chị luôn là người đi đầu trong việc quyên góp, ủng hộ để chính quyền địa phương thực hiện tốt các phong trào thi đua. Cuộc sống ổn định giúp chị nuôi dạy con cái trưởng thành. Người con trai đầu đã lập gia đình, hai cháu Đào Vĩnh Đại và Đào Vĩnh Đạt đang theo học đại học ngành nông lâm và ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Trần Thanh Sơn nhận xét: Chị Hà Thị Lệ Chi là một nữ kinh doanh thành đạt tại địa phương, biết vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương mình. Chị luôn chấp hành tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tận tình giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc song.
Có thể bạn quan tâm

Dù kim ngạch xuất khẩu thanh long tiếp tục có sự bứt phá ấn tượng ở hầu hết các thị trường, nhưng người nông dân đang được khuyến cáo phải tập trung vào chất lượng của trái để tránh rơi vào cảnh “sống dở, chết dở” như bài học đối với dưa hấu đầu năm nay

Được trồng làm nguyên liệu giấy từ năm 2004, đã 10 năm trôi qua kể từ ngày đưa vào trồng, hơn 60ha cây luồng đến thời kỳ khai thác không có người đến thu mua, tưởng chừng sẽ chẳng để làm gì, nay luồng đã bắt đầu đem lại một nguồn thu nhập đáng kể cho người trồng ở xã Mỹ Phương (Ba Bể).

Nhằm giải quyết vấn đề đầu ra cho nông sản, giúp nông dân yên tâm sản xuất, Đồng Tháp đang nỗ lực tổ chức lại sản xuất để đưa nông sản vào hệ thống phân phối. Thế nhưng, trong khi các siêu thị có nhu cầu rất lớn đối với nhóm hàng rau, củ, quả tươi sống thì nông dân trong tỉnh lại chưa thể tham gia vào hệ thống này...

Từ đầu năm 2014 đến nay, huyện Cao Lãnh đã đầu tư trên 1 tỷ đồng để xây dựng các đê bao khép kín diện tích vườn với chiều dài trên 15,5km, tập trung tại các xã ven quốc lộ 30. Đến thời điểm này, các công trình trên đều cơ bản hoàn thành, bảo vệ hơn 5.000ha vườn cây ăn trái trên địa bàn huyện.

Khi nước lũ ở đầu nguồn đổ về mạnh, nhiều nông dân tìm mua các loại cá giống để thả nuôi trong mùa lũ, nên hiện nay sức mua các loại cá giống ở huyện Tam Nông đang bắt đầu tăng mạnh.