Sản phẩm dừa nhập khẩu vào Đài Loan là thực phẩm bắt buộc phải kiểm nghiệm

Vụ Thị trường châu Á Thái Bình Dương (Bộ Công thương) cho biết, theo thông báo của Cục Thương mại quốc tế Đài Loan, kể từ ngày 12/6/2015, Đài Loan thay đổi điều kiện nhập khẩu vào Đài Loan đối với hai sản phẩm từ dừa có mã HS 0801190090-1 (dừa khác) và 9812000019-9 (dừa khác thuộc HS0801190090).
Theo đó, hai sản phẩm dừa nêu trên được điều chỉnh từ chỗ chưa phải thực phẩm thành thực phẩm và bắt buộc phải kiểm nghiệm thực phẩm khi nhập khẩu vào Đài Loan (chi tiết xem tại đây ).
Theo số liệu thống kê của Cục thương mại quốc tế Đài Loan, năm 2013 và 2014, Đài Loan nhập khẩu dừa mã HS 0801 (Coconuts) của Việt Nam với trị giá tương đối lớn, đạt 13,4 triệu USD năm 2013, và 15,1 triệu USD năm 2014 (tăng 12,7%), chiếm 85,3% tổng giá trị nhập khẩu dừa trong cùng kỳ của Đài Loan.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 24.4, Hội Làm vườn tỉnh Bình Định phối hợp với UBND xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát) và xã Bình Tân (huyện Tây Sơn) tổ chức hội nghị đầu bờ mô hình trồng đậu phụng thâm canh xen mì vụ Đông Xuân với sự tham gia của hàng trăm hộ nông dân tại địa phương.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đa số người trồng bí tại làng Bung (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đều đến từ thị xã An Khê và huyện Đak Pơ. Họ phải thuê đất của người dân trong làng với giá từ 3 đến 8 triệu đồng/ha/vụ hoặc 3 triệu đồng/ha trong thời gian trên 2 năm. Hộ ít trồng 7 sào, hộ nhiều cũng trên 2 ha. Và việc trồng bí của họ cũng giống như 1 canh bạc, năm được, năm mất. Năm nay, ngoài một số ít hộ có lãi nhờ trồng sớm, còn lại đa số đều bị thua lỗ do bí vừa mất mùa, vừa mất giá.

Việc thực hiện Chiến dịch phòng chống bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu ở các tỉnh đã có những kết quả đáng khích lệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông báo số 3020/TB-BNN-VP về Kết luận của Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tại Hội nghị Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phòng chống bệnh hại cây hồ tiêu.

Cuộc tọa đàm trực tiếp có chủ đề “Cà Mau tìm hướng phát triển bền vững cho ngành thủy sản”. Sáng 26/4, tại Cà Mau, Hệ thời sự chính trị tổng hợp (VOV1) và Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực ĐBSCL phối hợp tổ chức cuộc tọa đàm trực tiếp với chủ đề “Cà Mau tìm hướng phát triển bền vững cho ngành thủy sản”.

Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh Tây Ninh hiện đạt khoảng hơn 27.900 ha, trong đó hồ Dầu Tiếng có diện tích mặt nước là 27.000 ha, còn lại là sông suối, kênh rạch.