Sản phẩm dừa nhập khẩu vào Đài Loan là thực phẩm bắt buộc phải kiểm nghiệm

Vụ Thị trường châu Á Thái Bình Dương (Bộ Công thương) cho biết, theo thông báo của Cục Thương mại quốc tế Đài Loan, kể từ ngày 12/6/2015, Đài Loan thay đổi điều kiện nhập khẩu vào Đài Loan đối với hai sản phẩm từ dừa có mã HS 0801190090-1 (dừa khác) và 9812000019-9 (dừa khác thuộc HS0801190090).
Theo đó, hai sản phẩm dừa nêu trên được điều chỉnh từ chỗ chưa phải thực phẩm thành thực phẩm và bắt buộc phải kiểm nghiệm thực phẩm khi nhập khẩu vào Đài Loan (chi tiết xem tại đây ).
Theo số liệu thống kê của Cục thương mại quốc tế Đài Loan, năm 2013 và 2014, Đài Loan nhập khẩu dừa mã HS 0801 (Coconuts) của Việt Nam với trị giá tương đối lớn, đạt 13,4 triệu USD năm 2013, và 15,1 triệu USD năm 2014 (tăng 12,7%), chiếm 85,3% tổng giá trị nhập khẩu dừa trong cùng kỳ của Đài Loan.
Có thể bạn quan tâm

Có tới 5 ngân hàng lớn cam kết dành 14.000 tỷ đồng thực hiện chương trình cho ngư dân vay vốn đóng tàu mới theo Nghị định 67 về thủy sản. Nhưng trên thực tế, do thủ tục cho vay bị “siết” khá chặt nên ngư dân “oải”...

Sau cá ngừ, tôm, xoài, rau củ..., sắp có thêm một sản phẩm nông nghiệp (nói đúng hơn là phụ phẩm) của Việt Nam sẽ được xuất khẩu vào Nhật Bản, đó là rơm. Điều này mở ra cơ hội lớn giúp nhà nông vùng đồng bằng sông Cửu Long nâng cao thu nhập.

Mặc dù nhông là con vật dễ nuôi, có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ mạnh, thế nhưng chỉ sau vài năm thành lập Tổ hợp tác nuôi nhông xã Bình Thạnh (Bình Sơn, Quảng Ngãi), từ 24 thành viên, đến nay chỉ còn vài hộ giữ lại nghề này...

Sở NNPTNT Hà Nội đã ký kết hợp tác với các tỉnh, thành về cung ứng nông sản thực phẩm cho Thủ đô, nhưng thực tế tình trạng rau, thịt mất an toàn thực phẩm (ATTP) vẫn được đưa về tiêu thụ trên địa bàn Thủ đô…

Để nâng cao năng suất, chất lượng cũng như giá trị của cây cà phê, các hộ dân ở Ea Kiết (huyện Cư M’Gar, Đăk Lăk) đã thành lập hợp tác xã (HTX), từng bước tạo thương hiệu của mình.