Sản Phẩm Công Nghiệp Nông Thôn Tiêu Biểu

Là doanh nghiệp (DN) chế biến gỗ, từ nhiều năm qua, Công ty TNHH Vũ Thịnh (thị trấn Vôi, Lạng Giang, Bắc Giang) đã chú trọng phát triển các sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Năm 2010, Công ty đầu tư hơn 3 tỷ đồng xây dựng nhà xưởng và lắp đặt dây chuyền sản xuất ván ghép thanh. Dự án được Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp - Sở Công thương hỗ trợ 139 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công. Tháng 6-2010, xưởng sản xuất ván ghép thanh bắt đầu hoạt động với nhiều thiết bị chuyên dụng... Đây là đơn vị đầu tiên của tỉnh đầu tư dây chuyền sản xuất ván ghép thanh với giá thành thấp, thay thế dần sản phẩm ngoại nhập, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Theo ông Vũ Duy Thịnh - Giám đốc Công ty, để sản xuất ván ghép thanh phải trải qua nhiều công đoạn như tuyển chọn nguyên liệu, sấy, cưa, bào 2 mặt, cắt lọc phôi, ghép dọc, bào 4 mặt, ghép ngang, cắt cạnh và chà nhẵn bề mặt ván ghép. Trong quá trình sản xuất phải chú ý loại bỏ những thanh gỗ bị lỗi, cong vênh, khi bào cần chú ý điều chỉnh kích thước để gỗ không bị xước hoặc vẹt đầu. Do chú trọng đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ kỹ sư, công nhân, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật nên sản phẩm có chất lượng tốt. So với các loại gỗ ghép thông thường, sản phẩm này có ưu điểm nổi trội như: Không bị cong vênh do biến đổi của thời tiết, mẫu mã đa dạng phong phú, độ bền màu tốt, không thấm nước, có khả năng chịu va đập và chống xước cao, có thể lắp ghép thành tấm gỗ khổ lớn… Ván ghép thanh được dùng rộng rãi trong sản xuất đồ mộc dân dụng, trang trí nội thất, ốp trần, sàn nhà. Đặc biệt, nguồn nguyên liệu làm ván ghép dồi dào, sử dụng được cả thân cây có đường kính nhỏ, gỗ khai thác từ rừng trồng, tận dụng gỗ thừa tại các xưởng mộc. Do có thị trường tiêu thụ ổn định, năm 2011, Công ty bán hơn 60 nghìn m2 sản phẩm với doanh thu đạt hơn 9 tỷ đồng, năm 2012 đạt 80 nghìn m2, doanh thu đạt 12 tỷ đồng. Trừ chi phí, mỗi năm Công ty thu lãi hơn 1 tỷ đồng. Năm 2012, ván ghép thanh của Công ty TNHH Vũ Thịnh được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. 6 tháng đầu năm nay, DN đã ký kết được nhiều đơn hàng mới, doanh số bán hàng tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2012. Hiện nay, Công ty giải quyết việc làm cho 70 lao động địa phương, với thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/tháng. Mô hình sản xuất ván ghép thanh của Công ty TNHH Vũ Thịnh mở ra hướng phát triển công nghiệp thân thiện với môi trường, tiết kiệm nguyên liệu trong hoạt động chế biến lâm sản, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về lâm nghiệp của tỉnh.Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Khuyến nông Lai Châu đã và đang triển khai dự án phát triển cây ăn quả ôn đới tại các xã Giang Ma, Hồ Thầu, Nùng Nàng của huyện Tam Đường.

“Mô hình thanh long ruột đỏ (tím hồng) ở ấp 1, xã Long Điền Đông A, đã khẳng định được hiệu quả. Đến nay đã có 5 hộ trồng, trong đó hộ ông Nguyễn Văn Hiền trồng 450 trụ, thu lợi nhuận 60 triệu đồng/năm”, ông Trần Hùng Cường, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Khuyến ngư huyện Đông Hải (Bạc Liêu) cho biết.

Những năm qua, người dân huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi bò vỗ béo nhưng với phương thức đơn giản như nuôi từ lúc bò mẹ đẻ ra đến lúc thịt, một số khác thì mua bò, bê về nuôi chăn thả, tận dụng nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm của ngành trồng trọt, có bổ sung thức ăn tinh nên chưa khai thác hiệu quả tiềm năng tăng trọng của bò, thời gian nuôi kéo dài nên hiệu quả chưa cao.

Hiện nay, việc ứng dụng cơ giới hóa vào khâu thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp làm cho phụ phẩm rơm rạ sau khi thu hoạch bị phun rải trên đồng ruộng khiến việc thu gom rất khó khăn. Bên cạnh đó, để giảm chi phí sản xuất, ở một số địa phương, bà con tiến hành đốt rơm để vệ sinh đồng ruộng, vừa gây ô nhiễm môi trường vừa lãng phí. Do vậy, việc đầu tư thiết bị máy cuốn rơm để thu gom rơm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là hết sức cần thiết.

Nhằm đa dạng hóa các đối tượng nuôi, chuyển đổi diện tích nuôi tôm lâu năm kém hiệu quả sang nuôi các đối tượng mới có giá trị kinh tế cao, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi cá mặn lợ ở địa phương, vừa qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Bình phối hợp cùng Trạm Khuyến nông thị xã Ba Đồn triển khai nhân rộng mô hình nuôi cá chim vây vàng thương phẩm với quy mô 2.000m2 tại phường Quảng Thuận.