Sản phẩm cá tra vào Walmart

Bà Trần Thị Vân Loan, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Cty CP XNK Thủy sản Cửu Long (CL-FISH CORP-An Giang) cho biết, sau khi đàm phán đạt thỏa thuận về các tiêu chuẩn theo qui định, CL-FISH CORP đã ký kết hợp đồng xuất khẩu cá tra trực tiếp với đại diện Tập đoàn Walmart từ nay đến cuối năm.
Walmart sẽ nhập khẩu phân phối các loại sản phẩm cá tra trong toàn hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ tại Mỹ. Trong 3 năm qua các DN Việt Nam và CL-FISH CORP đã từng bán sản phẩm cá tra vào các siêu thị lớn tại Mỹ.
Theo bà Loan, dù chuyển động thị trường tăng hay giảm lượng tiêu thụ tại một vài nước, sản phẩm cá tra vẫn có sức hấp dẫn và đang có mặt tại thị trường của 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Có thể bạn quan tâm

Cũng theo Quyết định này, diện tích mặt nước nuôi cá tra ở vùng ĐBSCL đến năm 2016 sẽ có tối đa là 5.400 ha và cho ra sản lượng từ 1,25 đến 1,3 triệu tấn cá tra nuôi. Ước tính, sản lượng này sẽ cho kim ngạch xuất khẩu vào khoảng từ 2 tỷ đến 2,3 tỷ USD.

Ngày 13/9, tại TP. Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát và Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Đào Tấn Lộc đã chủ trì Hội nghị bàn giải pháp khai thác và xuất khẩu cá ngừ với sự tham gia của lãnh đạo Hiệp hội nghề cá, cá ngừ Việt Nam, ngư dân 3 tỉnh Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa…

Trung tâm hỗ trợ 50% chi phí giống cho hộ tham gia mô hình. Trong quá trình triển khai, cán bộ kỹ thuật trực tiếp tham gia làm đệm lót và hướng dẫn hộ chăn nuôi thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật và bảo dưỡng đệm lót theo đúng quy định.

Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Ngãi đã thực hiện mô hình nuôi ghép tôm với cá dìa trong ao đất tại xã Tịnh Hòa, huyện Sơn Tịnh.

Hiệu quả kinh tế từ nuôi ong lấy mật mang lại đã khiến nhiều hộ gia đình xã Thuận Hóa (Tuyên Hóa - Quảng Bình) nỗ lực phát triển đàn ong để nâng cao thu nhập cho gia đình, góp phần giảm nghèo bền vững, xây dựng thương hiệu mật ong miền tây Quảng Bình.