Sản Phẩm Cá Tra Đã Có Mặt Ở 142 Quốc Gia Và Vùng Lãnh Thổ

Theo Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối, hiện sản phẩm cá tra đã có mặt ở 142 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 90% thị phần thế giới.
Các thị trường chính tiêu thụ sản phẩm cá tra Việt Nam là: Mỹ, Châu Âu, ASEAN, Trung Quốc và Hong Kong, Mexico, Brazil, Ai Cập, Saudi Arabia, Colombia, Australia chiếm tỷ trọng 77,5% tổng giá trị xuất khẩu cá tra năm 2013.
Tuy vậy, trong 10 thị trường nhập khẩu chính thì có tới 7 thị trường giảm nhập khẩu trong những năm gần đây, giảm mạnh nhất là EU và Saudi Arabia. Các thị trường còn lại là Mỹ, Trung Quốc và Hong Kong, Ai Cập tăng nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với các năm trước đó.
Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối cũng chỉ ra những bất cập trong sản xuất, kinh doanh chế biến hiện nay. Đó là sự cạnh tranh gay gắt thiếu lành mạnh giữa các nhà chế biến cá tra trong nước bằng cách hạ giá bán trung bình từ 3,5 USD/kg trước năm 2006 đến nay chỉ còn khoảng 2,5 USD/kg.
Đi kèm giảm giá buộc các doanh nghiệp giảm chất lượng sản phẩm. Việc lạm dụng hóa chất tăng trọng, tỷ lệ mạ băng quá cao để gian lận thương mại… dẫn đến uy tín chất lượng cá tra ngày càng giảm sút.
Có thể bạn quan tâm

Ngư dân Phan Thành ở Phan Rí, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận đang neo đậu tại cảng cá Phước Tỉnh cũng trong tình trạng tương tự. Chuyến đi biển vừa rồi ông Thành lỗ hơn 100 triệu đồng trả tiền bạn ghe. Ra khơi trong tình trạng thấp thỏm sợ thua lỗ và vì không còn vốn nên ông Thành đành cho thuyền tạm nằm bờ.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn giữ được “phong độ” tại các thị trường tiêu thụ lớn, trong khi đó bức tranh của ngành cao su lại nhuốm màu ảm đạm khi mà các chỉ số về sản lượng và kim ngạch đang có chiều hướng sụt giảm mạnh.

Theo đó, không cho vay ưu đãi tràn lan, chỉ hỗ trợ người hoạt động nghề cá hiệu quả, có khả năng tài chính và phương án sản xuất cụ thể, và đối tượng này phải được chính quyền địa phương xác nhận, giới thiệu.

Bà Võ Mai, phó chủ tịch Hội Làm vườn VN, cho rằng ngành chế biến trái cây cũng được nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất nhưng những sản phẩm như mứt thanh long hay nước ép, rượu thanh long... đầu ra gặp khó khăn do người tiêu dùng chưa quen với những sản phẩm này, nên Nhà nước cần phải có sự hỗ trợ trong khâu quảng bá sản phẩm trong những năm đầu tiên.

Ngày 12-8, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì buổi làm việc với các bộ, ngành liên quan về tiến độ xây dựng văn bản hướng dẫn Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7-7 về một số chính sách phát triển thuỷ sản. Nghị định có hiệu lực từ ngày 25-8 tới đây, có nhiều chính sách ưu đãi đối với ngư dân về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm, thuế, hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ thép, vật liệu mới,…