Sản Phẩm Cá Tra Đã Có Mặt Ở 142 Quốc Gia Và Vùng Lãnh Thổ

Theo Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối, hiện sản phẩm cá tra đã có mặt ở 142 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 90% thị phần thế giới.
Các thị trường chính tiêu thụ sản phẩm cá tra Việt Nam là: Mỹ, Châu Âu, ASEAN, Trung Quốc và Hong Kong, Mexico, Brazil, Ai Cập, Saudi Arabia, Colombia, Australia chiếm tỷ trọng 77,5% tổng giá trị xuất khẩu cá tra năm 2013.
Tuy vậy, trong 10 thị trường nhập khẩu chính thì có tới 7 thị trường giảm nhập khẩu trong những năm gần đây, giảm mạnh nhất là EU và Saudi Arabia. Các thị trường còn lại là Mỹ, Trung Quốc và Hong Kong, Ai Cập tăng nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với các năm trước đó.
Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối cũng chỉ ra những bất cập trong sản xuất, kinh doanh chế biến hiện nay. Đó là sự cạnh tranh gay gắt thiếu lành mạnh giữa các nhà chế biến cá tra trong nước bằng cách hạ giá bán trung bình từ 3,5 USD/kg trước năm 2006 đến nay chỉ còn khoảng 2,5 USD/kg.
Đi kèm giảm giá buộc các doanh nghiệp giảm chất lượng sản phẩm. Việc lạm dụng hóa chất tăng trọng, tỷ lệ mạ băng quá cao để gian lận thương mại… dẫn đến uy tín chất lượng cá tra ngày càng giảm sút.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi lươn của 12 hộ đầu tiên ở buôn Kte có hiệu quả, bà con xung quanh được tham quan học hỏi kinh nghiệm nên gần đây có thêm nhiều hộ đồng bào Jrai ở trong buôn và trong xã cũng bắt đầu đào bể nuôi lươn trong vườn nhà. Nghề nuôi lươn đã mở ra một hướng làm ăn mới cho người dân vùng quê lúa này

Được mệnh danh là một tỷ phú trên đất mía, đó là anh Hồ Văn Đức, sinh ra và lớn lên tại đất võ Tây Sơn-Bình Định. Ông lên lập nghiệp và gắn bó với cây mía từ năm 1994 tại xã An Thành, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai. Bao năm thăng trầm với cây mía, giờ gia đình anh Đức đã có đến 56 ha mía liệt vào dạng “đại gia” chân đất của Đak Pơ

Theo những người trồng dứa, mùa dứa năm nay trúng đậm và được giá. Mỗi trái dứa sau khi thu họach đưa xuống núi, thương lái mua từ 5.000 – 8.000 đồng/trái, sản lượng tăng hơn 1,5 lần so với vụ mùa trước. Sau khi trừ hết chi phí, người dân thu lợi từ 30-35 triệu đồng/ha

Ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) có những thanh niên chăn bò có thu nhập lên tới 1-2 triệu đồng/ngày. Có người trở thành tỉ phú từ hai bàn tay trắng, khởi nghiệp từ nghề nuôi bò thuê.

Lần đầu tiên tại ĐBSCL có nông dân chưa học hết cấp 3 được cấp bằng chứng nhận thương hiệu độc quyền. Không phải là kỹ sư, bác sĩ hay nhà khoa học, nhưng các kỹ sư, nhà khoa học thường xuyên học hỏi kinh nghiệm của ông. Ông là Võ Hồng Ngoãn - người được mệnh danh là “vua tôm” trên đất Bạc Liêu.