Sản Phẩm Cá Tra Đã Có Mặt Ở 142 Quốc Gia Và Vùng Lãnh Thổ

Theo Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối, hiện sản phẩm cá tra đã có mặt ở 142 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 90% thị phần thế giới.
Các thị trường chính tiêu thụ sản phẩm cá tra Việt Nam là: Mỹ, Châu Âu, ASEAN, Trung Quốc và Hong Kong, Mexico, Brazil, Ai Cập, Saudi Arabia, Colombia, Australia chiếm tỷ trọng 77,5% tổng giá trị xuất khẩu cá tra năm 2013.
Tuy vậy, trong 10 thị trường nhập khẩu chính thì có tới 7 thị trường giảm nhập khẩu trong những năm gần đây, giảm mạnh nhất là EU và Saudi Arabia. Các thị trường còn lại là Mỹ, Trung Quốc và Hong Kong, Ai Cập tăng nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với các năm trước đó.
Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối cũng chỉ ra những bất cập trong sản xuất, kinh doanh chế biến hiện nay. Đó là sự cạnh tranh gay gắt thiếu lành mạnh giữa các nhà chế biến cá tra trong nước bằng cách hạ giá bán trung bình từ 3,5 USD/kg trước năm 2006 đến nay chỉ còn khoảng 2,5 USD/kg.
Đi kèm giảm giá buộc các doanh nghiệp giảm chất lượng sản phẩm. Việc lạm dụng hóa chất tăng trọng, tỷ lệ mạ băng quá cao để gian lận thương mại… dẫn đến uy tín chất lượng cá tra ngày càng giảm sút.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Cờ Đỏ là một huyện vùng sâu, và có diện tích ương cá tra giống lớn nhất của TP Cần Thơ. Những năm trước, cá tra có giá nên diện tích ương giống cá tra tăng lên nhanh chóng, không theo qui hoạch và khuyến cáo của ngành chức năng. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, cá tra rớt giá thê thảm, những hộ ương nuôi cá tra lỗ nặng, nợ nần chồng chất. Do đó người nuôi phải lựa chọn đối tượng nuôi ít rủi ro và cho lợi nhuận cao. Mô hình nuôi ghép cá sặc rằn với cá thát lát cườm được bà con chọn lựa, bước đầu mang lại thu nhập khá hấp dẫn.

Tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn TX Sông Cầu (Phú Yên) từ đầu năm đến nay có nhiều thuận lợi, các đối tượng nuôi đều phát triển tốt, bệnh trên tôm hùm nuôi cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên, hiện việc nuôi trồng thủy sản chưa phát triển bền vững, môi trường nhiều vùng nuôi bị ô nhiễm…

Với đàn chim trĩ gần 100 con, trong đó có 60 chim mái đang trong giai đoạn đẻ trứng, sau khi trừ chi phí thì lợi nhuận mỗi năm từ việc bán con giống và chim trưởng thành ước từ 70 - 100 triệu đồng/năm.

Không có ngành, lĩnh vực nào phát triển “thần tốc” như ngành sản xuất cá tra. Nó đã từng giúp cho hàng ngàn nông dân trở nên giàu có, hàng trăm doanh nghiệp (DN) ăn nên làm ra, giúp ngành thủy sản cả nước luôn giữ tốc độ phát triển cao, trong khoảng 10 năm (2002- 2012).

Mặc dù giá trị kinh tế không cao như nuôi thuỷ sản nhưng cây chuối ở Cà Mau có diện tích lớn nhất so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, với khoảng 5.000 ha, tập trung nhiều ở 3 huyện: U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình.