Săn Mật Ong Rừng Trúng Lớn

Vào thời điểm này, thời tiết thuận lợi, cây cối phát triển ra hoa nhiều nên chất lượng mật ong tốt nhất so với các thời điểm khác trong năm.
Anh Nguyễn Văn Cương ở thị trấn Nhà Bàn, huyện Tịnh Biên (An Giang) có hơn 20 năm hành nghề săn mật ong rừng, cho biết: Cứ vào mùa xuân từ tháng 11 và kéo dài đến tháng 4 năm sau là mùa săn mật ong ở vùng Bảy Núi. Vào thời điểm này, thời tiết thuận lợi, cây cối phát triển ra hoa nhiều nên chất lượng mật ong tốt nhất so với các thời điểm khác trong năm.
Chủ yếu có 3 loại ong được lấy mật như ong mật, ong tầng và ong ruồi. Bình quân 1 năm anh "hứng" hơn 200 lít mật ong với giá bán hiện nay 500.000 đ/lít. Khách hàng đến tận nhà đặt cọc tiền mua mật, nhưng số lượng không đủ cung cấp.
Theo anh Cương, tổ ong cho mật ở vùng này rất lớn, từ 1 - 2m, có thể lấy từ 6 - 8 lít mật. Về dụng cụ hành nghề bắt ong mật, anh Cương cho biết chỉ cần hái ít lá cây rừng cùng với lá cỏ khô rồi cuộn lại thành cây đuốc to bằng bắp tay. Khi gặp tổ ong, anh chỉ cần đốt đuốc, xông khói vào. Ong gặp khói bay ra hết, có thể lấy mật. Những sáp ong có con non, anh không lấy mà để lại cho chúng sinh sôi phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Không đòi hỏi diện tích và chi phí cao nhưng lại cho lợi nhuận khá hấp dẫn, nuôi dê thịt đã và đang là mô hình được nhiều hộ tại xã Long Hòa (Phú Tân - An Giang) thực hiện. Cũng nhờ mô hình này mà ông Nguyễn Văn Kìa, ngụ ấp Long Hòa 1 đã có điều kiện cải thiện kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Là vùng đất phèn, qua nhiều thế hệ, người dân xã Hỏa Tiến, TP.Vị Thanh (Hậu Giang) đã quen với cây khóm, loại cây đặc sản của vùng đất Hậu Giang. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, nhiều người đã cải tạo đất trồng mía thay khóm, cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

Bước sang đầu tháng 8 giá thịt lợn đã có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức rất cao. Cụ thể, giá lợn hơi khu vực phía Bắc ở mức 64.000 - 65.000 đồng/kg trong khi tại khu vực phía Nam là 57.000 - 58.000 đồng/kg, giảm khoảng 5.000 đồng/kg so với cuối tháng 7

Vất vả làm ra hạt lúa, người dân lại phải tự tìm kiếm sân phơi, rồi bán tháo, bán đổ với giá thấp để trang trải chi phí đầu tư… nên từ lâu, nhiều nông dân chưa thể làm giàu trên chính mảnh ruộng của họ. Nghịch lý này có thể được khắc phục dần nếu lãnh đạo các tỉnh, thành tích cực hơn trong việc đẩy mạnh mô hình hợp tác, liên kết sản xuất mới để doanh nghiệp cùng chia sẻ lợi nhuận và rủi ro với nông dân

Khoảng gần một tháng qua, hàng trăm hộ dân ở 2 huyện Quảng Xương, Hậu Lộc (Thanh Hóa) ăn không ngon do ốc bươu vàng hoành hành, phá nát hàng trăm hecta lúa mới cấy, nguy cơ mất mùa rất lớn