Săn Mật Ong Rừng Trúng Lớn

Vào thời điểm này, thời tiết thuận lợi, cây cối phát triển ra hoa nhiều nên chất lượng mật ong tốt nhất so với các thời điểm khác trong năm.
Anh Nguyễn Văn Cương ở thị trấn Nhà Bàn, huyện Tịnh Biên (An Giang) có hơn 20 năm hành nghề săn mật ong rừng, cho biết: Cứ vào mùa xuân từ tháng 11 và kéo dài đến tháng 4 năm sau là mùa săn mật ong ở vùng Bảy Núi. Vào thời điểm này, thời tiết thuận lợi, cây cối phát triển ra hoa nhiều nên chất lượng mật ong tốt nhất so với các thời điểm khác trong năm.
Chủ yếu có 3 loại ong được lấy mật như ong mật, ong tầng và ong ruồi. Bình quân 1 năm anh "hứng" hơn 200 lít mật ong với giá bán hiện nay 500.000 đ/lít. Khách hàng đến tận nhà đặt cọc tiền mua mật, nhưng số lượng không đủ cung cấp.
Theo anh Cương, tổ ong cho mật ở vùng này rất lớn, từ 1 - 2m, có thể lấy từ 6 - 8 lít mật. Về dụng cụ hành nghề bắt ong mật, anh Cương cho biết chỉ cần hái ít lá cây rừng cùng với lá cỏ khô rồi cuộn lại thành cây đuốc to bằng bắp tay. Khi gặp tổ ong, anh chỉ cần đốt đuốc, xông khói vào. Ong gặp khói bay ra hết, có thể lấy mật. Những sáp ong có con non, anh không lấy mà để lại cho chúng sinh sôi phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Bảo, xã Mỹ Lộc, huyện Phù Mỹ (Bình Định) học được nghề nuôi rắn hổ trâu bán thịt. Năm 2011, anh Bình quyết định trở về quê lập nghiệp với nghề này.

Thời gian qua, xã Phú Thuận B (huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp) xuất hiện nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao giúp nhiều nông dân thoát nghèo và làm giàu chính đáng như: mô hình nuôi cá lóc, nuôi bò, nuôi thỏ kết hợp nuôi cá... đặc biệt mô hình nuôi nai của ông Nguyễn Thành Nam cho lợi nhuận 40 - 50 triệu đồng từ bán nhung và nai giống.

Trạm khuyến nông khuyến ngư thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) vừa tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm nuôi heo thịt trên đệm lót sinh học.

ộ Thủy sản Thái Lan đã tiến hành khảo sát nhằm đặt ra tiêu chuẩn đối với khuẩn Vibrio tấn công ấu trùng tôm ở mức ít hơn 1000 CFU/g( đơn vị hình thành đàn/gram) khi nuôi trong tảo trước khi thả giống

Trong cuộc chiến với bệnh EMS, bài báo này được viết bởi Karunanithi Muthusamy đã xuất hiện trong mục điểm tin tháng 11-12 năm 2013 của tạp chí Nuôi trồng thủy sản Châu Á-Thái Bình Dương.