Sản Lượng Tôm Thái Lan Sẽ Đạt 200.000 Tấn Năm 2014

Ngành tôm Thái Lan dự kiến sẽ đạt sản lượng “lạc quan” 200.000 tấn năm 2014 do người nuôi chủ yếu sản xuất tôm cỡ nhỏ và tổng sản lượng nửa đầu năm này giảm 38% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 82.050 tấn.
Ngoài việc tập trung vào sản xuất tôm cỡ nhỏ để mang lại lợi nhuận tốt, người nuôi tôm nước này vẫn đang phải đối mặt với Hội chứng tôm chết sớm (EMS) và virut đốm trắng.
"Chúng tôi hy vọng nửa cuối năm 2014 sẽ cải thiện 25-40% so với nửa đầu năm" Rittirong Boonmechote, Giám đốc điều hành khu vực tôm thuộc Thai Union cho biết. Tổng sản lượng tôm năm 2014 có thể sẽ đạt 200.000 tấn, giảm 15-20% so với năm 2013.
Tuy nhiên, ông Panisuan Jamnarnwej, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm đông lạnh Thái Lan (TFFA) cho rằng Thái Lan khó có thể đạt được sản lượng đó bởi sản lượng trong 6 tháng cuối năm khó có thể được như nửa đầu năm. Theo đó, sản lượng tôm của nước này năm nay chỉ đạt khoảng 165.000 tấn, giảm 71% so với mức đỉnh 640.000 tấn năm 2010.
Do được giá và nhu cầu thị trường tăng cao nên hiện nay Thái Lan đang sản xuất chủ yếu là tôm cỡ nhỏ (100- 120 con/kg).
Có thể bạn quan tâm

Với ngành nông nghiệp hiện chiếm khoảng 17% trong cơ cấu kinh tế của địa phương, nhưng tác động trực tiếp tới đời sống của gần 70% dân số như Quảng Ngãi thì việc tăng sức cạnh tranh cho ngành nông nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế là hết sức cần thiết.

Sau gần 7 tháng thi công đóng mới, sáng 20.5, hai chiếc tàu vỏ thép của ngư dân Quảng Ngãi đã chính thức về cảng Sa Kỳ trong niềm vui của ngư dân và lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi.

Vụ đông xuân 2014-2015, khi cuối mùa đi đến đâu cũng thấy có nhiều ruộng lúa chín vàng rất đẹp khiến cho nhiều người cứ tưởng đây là vụ lúa được mùa bội thu, nhưng tính ra sản lượng lại không đạt.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là tiền đề quan trọng của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn mà mục tiêu trước mắt là thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Trên cơ sở khảo sát về nhu cầu học nghề của người dân, những năm qua tỉnh đã có kế hoạch đào tạo nghề cụ thể, hiệu quả, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng ngàn lao động nông thôn.

Khảo nghiệm lúa là công việc được tiến hành thường xuyên và liên tục nhằm lựa chọn các giống lúa tối ưu nhất phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và tập quán canh tác của địa phương để thay thế dần các giống lúa bị thoái hóa. Là huyện trọng điểm lúa của tỉnh, Hải Lăng (Quảng Trị) luôn chú trọng đến công tác khảo nghiệm giống lúa mới để bổ sung và thay thế dần những giống cũ trong bộ giống lúa của huyện nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn.