Sản lượng tôm Thái Lan dự kiến đạt 210.000 tấn năm 2015

Somsak Paneetatyasai, Chủ tịch Hiệp hội tôm Thái Lan cho biết, dịch EMS/AHPND đã làm sản lượng tôm của Thái Lan giảm xuống một nửa từ trung bình 500.000 tấn xuống 200.000 tấn trong 3 năm vừa qua. Điều này khiến nhiều người nuôi tôm của nước này phải bỏ ao do làm ăn không có lãi.
Hiện người nuôi tôm nước này không muốn mở rộng diện tích nuôi do lo ngại xu hướng này có thể làm giá giảm. Sản lượng tôm của Thái Lan dự kiến không tăng trưởng mạnh. Dự báo, sản lượng tôm của nước này năm 2015 đạt 210.000 tấn và Thái Lan có thể cần ít nhất 3 năm trước khi sản lượng tôm của nước này trở lại các mức bình thường như trước đây.
Giá tôm không ổn định
Giá tôm nguyên liệu ở Thái Lan đang biến động trong khi vụ thu hoạch cao điểm đang đến gần và các nhà chế biến hy vọng giá tôm sẽ giảm.
Giá tôm nguyên liệu của Thái Lan ngày 20-25/7 đạt 165 bạt/kg đối với cỡ 60 con/kg; 155-162 bạt/kg đối với cỡ 70 con và 150-151 bạt/kg đối với cỡ 80 con.
Mặc dù giá tôm Thái Lan giảm 33% so với cùng kỳ năm ngoái (tôm cỡ 70 con/kg có giá 205-212 bạt/kg trong cùng kỳ năm 2014), giá tôm Thái Lan vẫn đắt hơn Ấn Độ, Indonesia và Ecuador.
Giá tôm sẽ biến động đến hết tháng 8 năm nay. Sau tháng 8, khi nguồn cung tôm cỡ nhỏ được cải thiện, giá tôm cỡ nhỏ sẽ giảm. Tháng 9 và 10 sẽ là cao điểm của vụ thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Dù đã bước vào niên vụ sản xuất mía đường chính vụ, nhưng không khí tranh thu mua nguyên liệu tại khu vực ĐBSCL năm nay không tái diễn. Hiện tượng này được đánh giá là khá “lạ”, bởi 15 năm qua, các nhà máy đường ở khu vực luôn trong cảnh tranh mua, tranh bán mía nguyên liệu khi vào vụ. Năm nay, phải đến giữa tháng 10, các nhà máy đường mới bắt đầu vào vụ, trong khi đó, vụ mía đường chính hàng năm mở màn từ tháng 9.

Từ đầu năm tới nay, trong khi xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc và EU cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ thì giá trị xuất khẩu sang Nhật Bản sụt giảm do các hàng rào kỹ thuật và sang Nga, Australia thiếu ổn định.

Theo ông Dũng, 18 giống cây thủy sinh xuất bán đều được nhập khẩu từ chính Đan Mạch và Singapore. Sau khi được nhân giống trong phòng thí nghiệm và nuôi lớn đến mức có thể sống trong môi trường nước, công ty sẽ xuất khẩu trở lại các nước này.

Những đề xuất này được đưa ra tại Hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu “Cấu trúc ngành lúa gạo và lợi ích của người sản xuất nhỏ" do Liên minh Vì quyền của nông dân và hiệu qủa của nền nông nghiệp Việt Nam (Liên minh nông nghiệp) được diễn ra sáng nay (21/10), tại Hà Nội.

Hiện nay, hồ tiêu là loại cây trồng có nhiều ưu thế được nông dân trong tỉnh lựa chọn. Theo thống kê, hiện nay, toàn tỉnh có 11.466 ha tiêu (tăng 4.482 ha so với năm 2005); sản lượng khoảng 15.238 tấn, chiếm khoảng 5,35% tổng sản lượng cây công nghiệp của toàn tỉnh.