Sản Lượng Tôm Tăng Cao Do Người Dân Chuyển Diện Tích Nuôi Tôm Sú Sang Tôm Chân Trắng

Sản lượng thủy sản nuôi trong tháng 10/2013 ước đạt 10,1 nghìn tấn, tăng 33,75% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó cá đạt 4,6 nghìn tấn, giảm 19,55%; tôm đạt 4,4 nghìn tấn, gấp 3 lần. Tính chung mười tháng năm 2013, sản lượng thủy sản nuôi ước tính đạt 76,2 nghìn tấn, tăng 17,81% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 48,4 nghìn tấn, tăng 2,65%; tôm đạt 19,4 nghìn tấn, tăng 85,78%.
Sản lượng tôm tăng cao so với cùng kỳ, do người dân chuyển diện nuôi tôm sú có nhiều rủi ro sang nuôi tôm chân trắng đạt hiệu quả cao nên sản lượng tôm chân trắng tăng cao so với cùng kỳ, tăng hơn 7 nghìn tấn; sản lượng tôm sú năm nay cũng tăng hơn so với cùng kỳ năm trước, tăng hơn 2 nghìn tấn, do năm trước tôm bị dịch bệnh nên sản lượng thấp. Tuy nhiên, sản lượng cá tra giảm nhiều, giảm 7 nghìn tấn do tình hình nuôi cá tra năm nay gặp nhiều khó khăn.
Mười tháng năm 2013, ước tính toàn tỉnh đã có 25.829 lượt hộ thả nuôi khoảng 2,02 tỷ con tôm sú giống trên 25.898 ha diện tích mặt nước; cua biển đã có 14.911 lượt hộ thả nuôi khoảng 82 triệu con giống trên 18.008 ha; tôm chân trắng có 3.526 hộ thả nuôi hơn 898 triệu con giống trên 2.238 ha.
Tuy nhiên, trong tháng tôm nuôi vẫn còn bị thiệt hại. Theo đánh giá của các ngành chuyên môn, tôm chết do chất lượng nước phục vụ cho vùng nuôi chưa đảm bảo, môi trường nước bị ô nhiễm chưa được khắc phục, chất lượng con giống kém, tôm chết do bệnh đốm trắng, hội chứng gan tụy.
Đối với vùng nước ngọt trong mười tháng năm 2013 đã có 27.618 hộ thả nuôi hơn 260 triệu con tôm, cá giống các loại trên 4.660 ha diện tích mặt nước, trong đó có 1.194 hộ nuôi tôm càng xanh khoảng 25 triệu con trên 1.238 ha, cá lóc có 2.084 hộ thả nuôi khoảng 126 triệu con giống trên 266 ha, cá tra có 28 hộ thả nuôi khoảng 13 triệu con giống trên 26ha. Tuy nhiên cũng đã có 37 hộ nuôi cá lóc bị thiệt hại hơn 2,49 triệu con giống trên 3 ha diện tích mặt nước.
Có thể bạn quan tâm

Để tổ chức kiểm soát tốt dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ, giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi tôm và giảm thiểu tồn dư kháng sinh trong sản phẩm thủy sản, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo tăng cường công tác thú y thủy sản với mục tiêu trong năm 2015 sẽ tập trung phòng, chống bệnh đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp trên nuôi tôm nước lợ.

Bãi biển Kim Sơn những ngày đầu năm 2015 khá trầm lắng. Vụ tôm năm trước, dịch bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy “làm mưa làm gió” vùng thủy sản. Làm ăn thua lỗ, chủ ao, đầm sợ mầm bệnh vẫn luẩn quẩn trong nước nên chẳng mặn mà đầu tư thả tôm giống.

Năm 2014, ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) tỉnh Nghệ An được đánh giá thắng lợi với tất cả các chỉ tiêu đều đạt và vượt: Sản lượng nuôi trồng đạt gần 45.500 tấn, diện tích NTTS đạt trên 23.600 tấn, tổng giá trị sản xuất đạt khoảng 1.950 tỷ đồng. để phát huy tiềm năng lợi thế hơn nữa, ngành xác định cần chú trọng hơn nữa khâu sản xuất, kiểm soát con giống.

Gia đình ông Nguyễn Thành Tâm (xã Vĩnh Thạnh Trung, Châu Phú) có 2 héc-ta ao nuôi cá tra. Bình quân mỗi vụ (thời gian nuôi 6 tháng), ông thu hoạch trên 80 tấn cá. Vậy mà đã hơn 10 năm nay, cuộc sống gia đình ông mỗi ngày một đi xuống, nợ nần chồng chất. Tiền mua thức ăn ở cửa hàng trong xã trên 170 triệu đồng, đến nay vẫn chưa thanh toán được.

Nếu như cách đây khoảng 2 tháng, giá cá lóc nuôi ở mức cao khiến người nuôi tại huyện Vị Thủy (Hậu Giang) phấn khởi thì thời điểm hiện tại giá cá lóc thương phẩm được thu mua tại ao chỉ còn 25.000 - 28.000 đồng/kg tùy kích cỡ. Còn giá bán tại các chợ từ 35.000 - 40.000 đồng/kg, thấp hơn 10.000 đồng/kg so với trước đó.