Sản Lượng Thủy Sản Tăng Mạnh Đợt Đầu Năm

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau, kinh tế thủy sản của tỉnh đang khởi sắc với tổng sản lượng thủy sản từ đầu năm đến nay đạt 80.000 tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong số này, sản lượng nuôi trồng đạt 50.000 tấn, tăng 8%; sản lượng khai thác đạt 30.000 tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 200 triệu USD.
Nếu như khai thác biển tiếp tục duy trì với lượng tàu ra khơi trên 3.000 chiếc mang về nhiều mẻ lưới đầy ắp cá tôm thì lĩnh vực nuôi trồng thủy sản cũng bước đầu gặp nhiều thuận lợi. Giá tôm nguyên liệu tăng mạnh liên tục trong nhiều tháng qua. Cụ thể, tôm loại 20 con/kg có giá 320.000 đồng/kg, tăng 40.000 đồng so với cùng kỳ năm ngoái; tôm loại 30 con/kg giá 280.000 đồng/kg, tăng 30.000 đồng so với cùng kỳ năm ngoái.
Do được giá nên mặc dù hiện nay là thời điểm trái vụ nhưng bà con đã thả nuôi trên 40.000ha nuôi tôm quảng canh cải tiến, 4.000ha nuôi công nghiệp (thẻ chân trắng).
Ông Trần Văn Giang, nông dân ấp Tân Thuận, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước cho biết gia đình ông có 3ha nuôi quảng canh cải tiến và đã được mùa từ đầu năm đến nay với mỗi ngày cho thu nhập bình quân từ 2-3 triệu đồng. Vì vậy, ở Cà Mau đang xuất hiện tình trạng người dân vùng ngọt hóa đã tự ý đưa nước mặn vào ruộng để nuôi tôm.
Theo ông Lê Văn Sử, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau, nếu như đà này được duy trì thì tỉnh có thể đạt chỉ tiêu sản lượng thủy sản 460.000 tấn trong năm nay.
Tuy nhiên, ngành thủy sản của Cà Mau cũng đang đứng trước nhiều thử thách do thị trường xuất khẩu không ổn định; nguồn nguyên liệu cho chế biến thiếu nghiêm trọng. Tình hình dịch bệnh của tôm đang có dấu hiệu gia tăng. Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã có gần 100ha tôm nhiễm bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy dẫn đến năng suất tôm vùng bị bệnh giảm 30%.
Theo quy hoạch, đến năm 2010, tỉnh Cà Mau có 10.000ha nuôi công nghiệp nhưng đến tới thời điểm này, diện tích nuôi tôm công nghiệp mới chỉ đạt 7.000ha.
Hiện nay, Cà Mau khuyến khích bà con nông dân nuôi tôm công nghiệp dần từng bước chứ không ồ ạt để tránh rủi ro, đồng thời, đẩy mạnh nuôi quảng canh cải tiến. Tỉnh phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 1,1 tỷ USD trong năm nay.
Có thể bạn quan tâm

Mường Ảng là huyện trọng điểm nằm trong vùng quy hoạch phát triển cây cà phê của tỉnh. Cà phê đã trở thành cây mũi nhọn góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững cho nhân dân các dân tộc trong huyện.

Sau thời gian giảm giá mạnh, có lúc chỉ còn 8.000 đồng/m2, khiến người trồng cỏ nhung thua lỗ, thì hiện nay giá cỏ nhung tại TP.Sa Đéc đã bắt đầu tăng trở lại. Hiện tại, thương lái đến thu mua cỏ nhung tại vườn với giá 14.000 đồng/m2. Theo một số hộ trồng cỏ nhung, với giá bán hiện tại thì sau khi trừ chi phí, người trồng thu lợi nhuận khoảng 3.000 đồng/m2. Bình quân, cỏ được trồng sau một tháng thì thu hoạch và lợi nhuận trên mỗi công cỏ là khoảng 3 triệu đồng.

UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng quy hoạch chi tiết vùng sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu gắn với sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Riêng chủ sở hữu các nhãn hiệu nông sản phải củng cố, sắp xếp lại tổ chức quản lý nhãn hiệu, xây dựng và rà soát lại quy chế, tiêu chuẩn sản phẩm, quy trình sản xuất gắn với nhãn hiệu.

Mấy năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi, đưa cây màu xuống chân ruộng, nông dân 4 xã: Định Hòa, Phong Hòa, Tân Hòa, Vĩnh Thới của huyện Lai Vung đã chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng màu cho thu nhập kinh tế cao, trong đó huệ trắng là loại cây màu đang được nông dân trồng luân phiên trên chân ruộng với diện tích trên 200ha.

Theo kế hoạch, vụ lúa đông xuân 2014-2015 Công ty TNHH MTV kinh doanh và xay xát lúa gạo Cẩm Nguyên sẽ ký kết bao tiêu sản phẩm 420ha lúa của 285 xã viên trong Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp số 1, xã Gáo Giồng.