Sản Lượng Thủy Sản Tăng Mạnh Đợt Đầu Năm

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau, kinh tế thủy sản của tỉnh đang khởi sắc với tổng sản lượng thủy sản từ đầu năm đến nay đạt 80.000 tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong số này, sản lượng nuôi trồng đạt 50.000 tấn, tăng 8%; sản lượng khai thác đạt 30.000 tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 200 triệu USD.
Nếu như khai thác biển tiếp tục duy trì với lượng tàu ra khơi trên 3.000 chiếc mang về nhiều mẻ lưới đầy ắp cá tôm thì lĩnh vực nuôi trồng thủy sản cũng bước đầu gặp nhiều thuận lợi. Giá tôm nguyên liệu tăng mạnh liên tục trong nhiều tháng qua. Cụ thể, tôm loại 20 con/kg có giá 320.000 đồng/kg, tăng 40.000 đồng so với cùng kỳ năm ngoái; tôm loại 30 con/kg giá 280.000 đồng/kg, tăng 30.000 đồng so với cùng kỳ năm ngoái.
Do được giá nên mặc dù hiện nay là thời điểm trái vụ nhưng bà con đã thả nuôi trên 40.000ha nuôi tôm quảng canh cải tiến, 4.000ha nuôi công nghiệp (thẻ chân trắng).
Ông Trần Văn Giang, nông dân ấp Tân Thuận, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước cho biết gia đình ông có 3ha nuôi quảng canh cải tiến và đã được mùa từ đầu năm đến nay với mỗi ngày cho thu nhập bình quân từ 2-3 triệu đồng. Vì vậy, ở Cà Mau đang xuất hiện tình trạng người dân vùng ngọt hóa đã tự ý đưa nước mặn vào ruộng để nuôi tôm.
Theo ông Lê Văn Sử, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau, nếu như đà này được duy trì thì tỉnh có thể đạt chỉ tiêu sản lượng thủy sản 460.000 tấn trong năm nay.
Tuy nhiên, ngành thủy sản của Cà Mau cũng đang đứng trước nhiều thử thách do thị trường xuất khẩu không ổn định; nguồn nguyên liệu cho chế biến thiếu nghiêm trọng. Tình hình dịch bệnh của tôm đang có dấu hiệu gia tăng. Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã có gần 100ha tôm nhiễm bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy dẫn đến năng suất tôm vùng bị bệnh giảm 30%.
Theo quy hoạch, đến năm 2010, tỉnh Cà Mau có 10.000ha nuôi công nghiệp nhưng đến tới thời điểm này, diện tích nuôi tôm công nghiệp mới chỉ đạt 7.000ha.
Hiện nay, Cà Mau khuyến khích bà con nông dân nuôi tôm công nghiệp dần từng bước chứ không ồ ạt để tránh rủi ro, đồng thời, đẩy mạnh nuôi quảng canh cải tiến. Tỉnh phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 1,1 tỷ USD trong năm nay.
Có thể bạn quan tâm

Ông Đặng Quang Tiến, thôn 4, xã Sơn Mỹ (Hàm Tân - Bình Thuận) được coi là chủ trang trại chăn nuôi lớn ở địa phương này, hiện đang sở hữu 200 heo nái, 800 heo thịt và 100 heo nái hậu bị (chuẩn bị phối giống).

Những năm gần đây, người dân ở xã Đông Phước A, huyện Châu Thành (Hậu Giang) ngày càng gắn bó với mô hình trồng chanh không hạt. Nhờ loại cây này, nhiều hộ dân trong xã đã ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Nước ta có rất nhiều loài cá quý hiếm và nhiều loài đã trở thành truyền thuyết, được gán cho những mỹ danh, hư cấu thành huyền thoại. Thật may mắn, khi tỉnh Hà Giang - nơi địa đầu của Tổ quốc cũng có những loài cá huyền thoại đó và được dân gian ví von là “Ngũ quý hà thủy”, gồm: Cá Anh vũ, Dầm xanh, Lăng, Chiên và cá Bỗng.

Gia đình ông Đỗ Ngọc Tuyên, ở thôn Đắk Lập, xã Đắk D’rồ (Krông Nô) hiện có hơn 30 ha, trong đó hơn một nửa diện tích là đất đồi. Theo như lời ông kể thì trước đây toàn bộ diện tích này là đất bạc màu nên gia đình ông chỉ trồng mì, ngô nhưng năng suất thấp.

Trong mấy năm gần đây phương pháp trồng mía xen đậu tương hoặc lạc có che phủ nilon tự hủy của Trường ĐHNN1 Hà Nội đã được bà con nông dân áp dụng rộng rãi tại nhiều vùng trồng mía nguyên liệu vụ xuân ở các tỉnh phía Bắc như Thanh Hoá, Hoà Bình, Tuyên Quang v.v...cho hiệu quả cao.