Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Tăng 16,4%

Vụ tôm xuân hè năm 2013, gia đình anh Lê Phú Tâm, thôn Xuân Phụ, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa), thu hoạch tôm he chân trắng đạt năng suất 15 tấn/ha.
Từ đầu năm 2013 đến nay, nông dân các địa phương trong tỉnh Thanh Hóa đã đưa 17.992 ha vào nuôi trồng thủy sản, trong đó có 3.943 ha tôm sú, 72 ha tôm he chân trắng, 1.125 ha ngao, diện tích còn lại là thủy sản nước ngọt.
Để đạt được mục tiêu về năng suất, sản lượng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã chỉ đạo các đơn vị tập trung sản xuất và cung ứng đủ giống thủy sản các loại phục vụ bà con thả nuôi; hướng dẫn kỹ thuật nuôi một số đối tượng thủy sản; quản lý môi trường ao nuôi, hạn chế dịch bệnh xảy ra,...
Theo báo cáo của phòng nuôi trồng thủy sản (Sở NN&PTNT), tính đến ngày 7-6-2013, sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đạt 18.515 tấn, bằng 46,1% kế hoạch, tăng 16,4% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng nuôi nước ngọt đạt 12.000 tấn, tăng 14,6% so với cùng kỳ. Nuôi nước mặn đạt 5.100 tấn, tăng 25,1% so với cùng kỳ. Trong đó, 2 đối tượng nuôi nước mặn chủ yếu là ngao Bến Tre (đạt 5.070 tấn) và cá lồng (1.000 lồng, đạt 30 tấn). Nuôi thủy sản nước lợ với 2 đối tượng chính là tôm sú xen cua, cá, rau câu và tôm he chân trắng. Hiện nay, các chủ ao đồng đang bắt đầu thu hoạch tôm he chân trắng, tôm sú. Tổng sản lượng đã thu hoạch các sản phẩm thủy sản nước lợ đạt 1.415 tấn.
Tuy nhiên, do diễn biến thời tiết bất thường, mưa lớn và nắng nóng, các yếu tố môi trường ao nuôi biến động mạnh, chất lượng giống chưa được quản lý chặt chẽ,... ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của ngao, tôm nuôi. Cụ thể, trong các tháng vừa qua có 158 ha tôm sú, 235 ha ngao ở Hậu Lộc, Quảng Xương, Hoằng Hóa,... bị chết.
Có thể bạn quan tâm

Sáng nay (3/3), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn kiểm tra việc phối hợp triển khai mô hình chăn nuôi vừa và nhỏ giữa các hộ dân với doanh nghiệp tại huyện Vũ Quang.

Học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm từ bạn bè, người quen, bắt đầu từ đồng vốn ít ỏi, từng bước phát triển mô hình kinh tế trang trại với cây trồng, vật nuôi đa dạng hơn - đó là bí quyết làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp của đoàn viên Lê Anh Tuấn (xóm 6, xã Sơn Quang, Hương Sơn).

Theo giới thiệu của ông Trần Thanh Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lâm Sơn (Ninh Sơn), chúng tôi có dịp gặp chị Hà Thị Lệ Chi, một hộ kinh doanh nông sản tại địa phương luôn chịu khó làm ăn, phát triển kinh tế hộ gia đình vươn lên làm giàu từ hai bàn tay trắng.

Anh Đổng Quang Khải ở xã Phước Ninh (huyện Thuận Nam) đầu tư chuyển dịch hiệu quả cây trồng trên cánh đồng thôn Tân Bổn. Anh tất bật bơm nước tưới cây thuốc lá nâu Madole xanh tốt đang vào mùa thu hoạch. Anh Khải cần mẫn gắn bó với đồng đất quê nhà đem lại thu nhập bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm góp phần xây dựng nông thôn mới.

Sau hơn 2 ngày ra khơi, sáng 2-3, thuyền ông Nguyễn Hai, thôn Lạc nghiệp 2 (xã Cà Ná, huyện Thuận Nam) cập cảng với sản lượng đánh bắt trên 8 tấn cá cơm, thu được hơn 80 triệu đồng; trừ chi phí ông còn lãi 70 triệu đồng.