Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Thái Nguyên Đạt 7.778 Tấn

Diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 4.881ha, bao gồm diện tích ao gia đình, hồ chứa nhỏ, 1.500 ha hồ Núi Cốc, diện tích ruộng trũng.
Trong năm, toàn tỉnh đã sản xuất được 500 triệu con cá giống; 50 triệu con cá bột, trong đó cá rô phi đơn tính là 7 triệu con. Nguồn giống thủy sản được sản xuất tại 2 trại thuộc Trung tâm Thủy sản và Xí nghiệp Thủy sản Hồ Núi Cốc, Trung tâm thủy sản Trường Đại học Nông lâm và các cơ sở, hộ gia đình sản xuất và dịch vụ giống thủy sản. Nguồn giống này đã đáp ứng khoảng 85% nhu cầu cá giống trên địa bàn tỉnh. Hình thức nuôi chủ yếu là nuôi bán thâm canh với các giống như cá rô phi, cá chim trắng, cá trôi Trường Giang, cá trắm đen.
Năm 2014, sản lượng nuôi trồng thủy sản là 7.778 tấn, đạt 103,7% kế hoạch, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng là 7.620 tấn, khai thác 158 tấn. Song song với đó, các mô hình trình diễn khuyến ngư như mô hình nuôi cá Diêu hồng trong lồng; mô hình nuôi cá thâm canh trong ao sử dụng chế phẩm sinh học; mô hình nuôi cá ở hồ chứa nhỏ và Chương trình bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng được triển khai.
Năm 2015, ngành Nông nghiệp và PTNT phấn đấu tăng diện tích nuôi trồng thủy sản lên 5.800ha; sản lượng đạt 8.000 tấn, chú trọng nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học về giống, thức ăn, chế phẩm sinh học; quy trình kỹ thuật nuôi trồng, phòng trừ dịch bệnh thủy sản theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng…
Có thể bạn quan tâm

Chi phí đầu tư từ 1,5 – 2 triệu đ/công. Năng suất đạt từ 18 – 20 giạ/công, với giá bán từ 200.000 – 220.000 đ/giạ, trừ chi phí lãi 50 triệu đ/ha.

Hiện nay, việc xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của các doanh nghiệp (DN) Khánh Hòa sang Trung Quốc vẫn ổn định. Tuy vậy, về lâu dài các ngành chức năng cần có các giải pháp để tránh lệ thuộc vào thị trường này.

Dự báo vụ hè thu năm nay, hàng trăm hecta lúa, hoa màu ở huyện Ba Tơ bị hạn nghiêm trọng. Huyện đang khẩn trương tu sửa, nạo vét, khắc phục khẩn cấp các công trình thủy lợi để đưa vào sử dụng, phục vụ nước tưới cho vụ hè thu và lên phương án chuyển đổi cây trồng để né hạn.

Hiện giá hành tây chỉ còn hơn 4.000 kg loại 1 nhưng rất khó bán, thị trường ế ẩm khiến các thương lái không còn mặn mà với loại mặt hàng này. Theo nhiều nông hộ, nếu bán được hành với giá 4.000 đ/kg, mỗi sào nhà vườn vẫn thua lỗ khoảng 10 triệu đồng.

Gần 3 năm qua nghề câu mực khơi xa ở xã Bình Chánh (Bình Sơn) liên tiếp bị mất mùa, mất giá khiến nhiều ngư dân phải chuyển đổi sang nghề lưới vây. Thế nhưng mùa biển năm nay ngư dân trúng đậm mùa mực, giá thu mua lại tăng lên 30% nên ai nấy cũng phấn khởi.