Sản Lượng Nuôi Trồng Năm 2013 Đạt Hơn 42.000 Tấn

Sáng 4/1/2014, Sở Nông nghiệp tổ chức hội nghị tổng kết nuôi trồng thủy sản năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014. Tham dự hội nghị có đại diện các huyện, thành, thị, các hộ nuôi trồng điển hình trên toàn tỉnh Nghệ An.
Năm 2013, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn do thời tiết, dịch bệnh... ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Diện tích nuôi trồng đạt 23.440 ha bằng 112%KH. Tuy nhiên, sản lượng nuôi trồng cả năm đạt 42.125 tấn, bằng 100% KH và bằng 105% so với năm 2012. Trong đó, sản lượng nuôi nước ngọt đạt hơn 33.000 tấn, nước mặn lợ đạt 9.000 tấn.
Năm 2103, công tác sản xuất giống đạt 500 triệu con cá bột, 20 triệu con giống cá rô phi, 1.240 triệu con tôm giống. Tổng giá trị sản xuất năm 2013 đạt khoảng 1.875 tỷ đồng, bằng 110% so với năm 2012.
Các công tác kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh giống và vùng nuôi được thực hiện tốt. Bên cạnh đó, Chi cục NTTS đã phối hợp với Chi cục thú ý thực hiện công tác quản lý thức ăn, chế phẩm sinh học, quản lý môi trường và kiểm định chất lượng tôm bố mẹ và tôm giống một cách chặt chẽ.
Năm 2014, ngành đề ra chỉ tiêu sản lượng nuôi trồng đạt 43.500 tấn, trong đó nước ngọt đạt 34.500 tấn và mặn lợ đạt 9.000 tấn. Riêng diện tích nuôi, số lượng cá bột, tôm giống giữ nguyên so với KH năm 2013.
Tại hội nghị, nhiều đại biểu đã phát biểu ý kiến trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần nâng cao chất lượng đàn cá bố mẹ, đa dạng hóa đối tượng nuôi, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát chất lượng nguồn tôm giống; quản lý, kiểm tra việc kinh doanh thuốc, chất lượng thuốc thú y thủy sản... để nâng cao hiệu quả sản xuất của lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm qua, nhiều hộ nông dân xã Mỹ Bằng huyện Yên Sơn đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa giống chè cành mới có hiệu quả kinh tế vào sản xuất trên đất vườn đồi để tăng thu nhập và nâng cao đời sống kinh tế.

Những năm gần đây, mô hình nuôi heo (lợn) kết hợp với thả cá đã không còn xa lạ đối với bà con nông dân trên địa bàn huyện Vĩnh Lợi.

Trong 2 năm trở lại đây, phong trào trồng cây đu đủ giống Đài Loan rất phát triển tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Toàn huyện có khoảng 10 ha trồng đu đủ, trong đó xã Cam Hiệp Nam 6 ha, Cam Hiệp Bắc 2 ha và Cam Hòa 2 ha. Đu đủ là loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng khác như mía, sắn (mỳ)… ở những chân đất cao thoát nước tốt và có điều kiện bơm tưới.

Ở thôn Dương Sơn xã Tam Sơn (thị xã Từ Sơn) có mô hình sản xuất tổng hợp của gia đình ông Ngô Mạnh Hồng gồm 1,5 mẫu ruộng khoán, một khu riêng biệt nuôi gà đẻ trứng với diện tích gần 100m2, cùng với 13ha ruộng thuê để sản xuất khoai tây giống.

Men theo con đường đất chúng tôi tìm về nhà chị Bùi Thị Trạm ở xóm Dài xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn. Đón tôi là một người phụ nữ dáng vẻ lam lũ nhưng khuôn mặt rạng rỡ với nụ cười xởi lởi. Nhìn cơ ngơi của chị, khó ai có thể tin rằng trước đây chị là một hộ nghèo trong xã.