Sản Lượng Nông Sản Tiêu Thụ Tăng Nhanh

Từ đầu tháng 7/2013 tới nay, việc tiêu thụ nông sản của nông dân tại các địa bàn trong tỉnh đã có chiều hướng tăng nhanh so với các tháng đầu năm. Riêng tháng 7 vừa qua, lượng nông sản được kiểm dịch thực vật và kiểm dịch động vật để vận chuyển nội địa và xuất khẩu do Chi cục Bảo vệ thực vật và Chi cục Thú y (Sở NN-PTNT) thực hiện đã gồm 185,4 tấn rau thương phẩm (tăng 72 tấn so cùng kỳ), 387.380 cành hoa (tăng 59.880 cành so cùng kỳ), 14.113 con heo, 92 con trâu bò, 37.598 con gia cầm và trên 2,6 triệu quả trứng.
Tiêu thụ sản phẩm tăng với giá tiêu thụ ổn định đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp - nhất là trên lĩnh vực chăn nuôi - của địa phương tăng trưởng hơn trong các tháng cuối năm. Chi cục Bảo vệ thực vật cho biết tiêu thụ được sản phẩm, nông dân đã quan tâm hơn tới việc nâng cao chất lượng cây trồng; kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trên 485 mẫu rau, củ, chè được Chi cục thực hiện trong tháng qua chỉ còn 3,5% số mẫu không an toàn - thấp hơn nhiều so với các tháng đầu năm.
Có thể bạn quan tâm

Với sự phối hợp giữa Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Ngân Sơn, UBND xã Bằng Vân, mô hình trình diễn giống ngô lai mới NK7328 đã đạt được kết quả khá cao. Mô hình này còn được thực hiện tại xã Thượng Giáo, huyện Ba Bể cũng đạt năng suất khá.

định 45 của UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ và phát triển vườn cây ăn trái đặc sản giai đoạn 2014-2016.

Nhằm chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật mới cho người nuôi trồng thủy sản phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả và tăng thu nhập, mới đây, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư (KNKN) tỉnh đã thực hiện thành công mô hình “ương tôm hùm bông giống trong lồng” tại xã đảo Nhơn Châu, TP Quy Nhơn.

Xã Ma Thì Hồ được thành lập năm 2006 trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân cư của 3 xã Mường Mươn, Si Pa Phìn và Huổi Lèng. Sau 8 năm thành lập, Ma Thì Hồ vẫn thuộc diện xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Mường Chà, nên rất cần sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước.

Trung bình mỗi năm, Nhật Bản tiêu thụ khoảng 600.000 tấn cá ngừ đại dương, trong đó có 300.000 tấn phải nhập từ nước ngoài nhưng chỉ có 100.000 tấn là cá tươi, 200.000 tấn đông lạnh. Các nước xuất khẩu cá sang thị trường Nhật đã có tới 80% ngư dân sử dụng thiết bị và công nghệ của Nhật Bản.