Sản Lượng Nhiều Loại Cây Trồng Tăng Cao

Thống kê của Cục Trồng trọt cho thấy sản lượng nhiều loại cây trồng tăng so với năm 2012, đáp ứng dồi dào cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
Cụ thể, ước tính cả năm, tổng diện tích gieo trồng lúa khoảng 7,9 triệu ha, tăng 138.700 ha. Diện tích ngô đạt khoảng 1.157.000 ha, tăng 36.000 ha, sản lượng khoảng 5,2 triệu tấn, tăng 6,6%.
Diện tích sắn đạt khoảng 547.800 ha, sản lượng đạt 9,7 triệu tấn, tương đương với năm 2012. Diện tích khoai lang đạt 134.7000 ha; sản lượng khoảng 1,34 triệu tấn, giảm 6,2%; sản lượng rau đạt 14,6 triệu tấn, tăng 5,2%.
Về cây công nghiệp ngắn ngày có sản lượng lạc đạt 515.600 tấn, tăng 9,9%; vừng đạt 33.200 tấn, tăng 9,9%; sản lượng mía cây đạt 19,9 triệu tấn, tăng 5,1%.
Cây công nghiệp lâu năm tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Diện tích cho sản phẩm và sản lượng một số cây chính tăng so với năm 2012 là cà phê đạt (tăng 2,1%), cao su (tăng 7%), hồ tiêu đạt (tăng 6%)... Riêng diện tích điều vẫn có xu hướng giảm, ước đạt 310.000 ha, giảm 16.000 ha, sản lượng đạt 285.000 tấn, giảm 4,3%.
Diện tích cây ăn quả đạt 874.000 ha, tăng 2.000 ha so với năm 2012; trong đó diện tích cây ăn quả có múi là 90.000 ha (cam, quýt, chanh), sản lượng 930.000 tấn, tăng 3,1%.
Hiện ngành Nông nghiệp đang tích cực áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, tiến hành CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn kết hợp với quy hoạch tổng thể vùng sản xuất cũng những giải pháp nhằm phát triển bền vững cho nền nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Bên cạnh hai cây trồng chủ lực là chè và cà phê, cây mít nghệ cũng đang là loại cây trồng mới đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi xã nghèo Lộc Bảo (huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng).

Tại lớp tập huấn, học viên được nghe giảng về nhiều nội dung. Trong khuôn khổ lớp tập huấn, các học viên được đi tham quan Trại Sản xuất giống ngao Cồn Cống, tỉnh Tiền Giang.

Trong tháng 9/2014, trên một số phương tiện thông tin đại chúng tại Đài Loan (Trung Quốc) đưa tin về hàng nông sản Việt Nam bị nhiễm dioxin (chất độc Màu da cam) đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản nước ta, nhất là thị trường xuất khẩu trà.

Mặc dù thời gian “định cư” ở Ninh Thuận chưa lâu nhưng cây táo xanh đã nhanh chóng trở thành một trong những cây trồng chủ lực của địa phương. Táo Ninh Thuận đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu tập thể. Tuy vậy, đầu ra bấp bênh và phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường là thực tế khiến nhiều nông dân lo lắng.

Ngày 4/12, ông Vương Hưng Tuân cán bộ khuyến nông xã Hiệp An, huyện Đức Trọng cho biết, nông dân trong xã đã trồng được 380ha hoa lay-ơn, trong đó có 245ha dự tính sẽ nở vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi.