Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản Lượng Nhiều Loại Cây Trồng Tăng Cao

Sản Lượng Nhiều Loại Cây Trồng Tăng Cao
Ngày đăng: 30/12/2013

Thống kê của Cục Trồng trọt cho thấy sản lượng nhiều loại cây trồng tăng so với năm 2012, đáp ứng dồi dào cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

Cụ thể, ước tính cả năm, tổng diện tích gieo trồng lúa khoảng 7,9 triệu ha, tăng 138.700 ha. Diện tích ngô đạt khoảng 1.157.000 ha, tăng 36.000 ha, sản lượng khoảng 5,2 triệu tấn, tăng 6,6%.

Diện tích sắn đạt khoảng 547.800 ha, sản lượng đạt 9,7 triệu tấn, tương đương với năm 2012. Diện tích khoai lang đạt 134.7000 ha; sản lượng khoảng 1,34 triệu tấn, giảm 6,2%; sản lượng rau đạt 14,6 triệu tấn, tăng 5,2%.

Về cây công nghiệp ngắn ngày có sản lượng lạc đạt 515.600 tấn, tăng 9,9%; vừng đạt 33.200 tấn, tăng 9,9%; sản lượng mía cây đạt 19,9 triệu tấn, tăng 5,1%.

Cây công nghiệp lâu năm tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Diện tích cho sản phẩm và sản lượng một số cây chính tăng so với năm 2012 là cà phê đạt (tăng 2,1%), cao su (tăng 7%), hồ tiêu đạt (tăng 6%)... Riêng diện tích điều vẫn có xu hướng giảm, ước đạt 310.000 ha, giảm 16.000 ha, sản lượng đạt 285.000 tấn, giảm 4,3%.

Diện tích cây ăn quả đạt 874.000 ha, tăng 2.000 ha so với năm 2012; trong đó diện tích cây ăn quả có múi là 90.000 ha (cam, quýt, chanh), sản lượng 930.000 tấn, tăng 3,1%.

Hiện ngành Nông nghiệp đang tích cực áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, tiến hành CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn kết hợp với quy hoạch tổng thể vùng sản xuất cũng những giải pháp nhằm phát triển bền vững cho nền nông nghiệp.


Có thể bạn quan tâm

Ngân Hàng Dê Ngân Hàng Dê

Qua nhiều năm làm từ thiện tôi thấy cho người nghèo bao nhiêu gạo thì hết bấy nhiêu và không mang lại hiệu quả cao. Đi nhiều nơi và cuối cùng tôi nghĩ ra ý tưởng là: Muốn người nghèo thoát nghèo thì phải cho cần câu chứ không thể cho hoài con cá. Thực tế qua 10 năm công tác tại địa phương tôi nhận thấy bà con muốn có nghề để thoát nghèo nhưng lại thiếu tư liệu SX và vốn đầu tư.

25/02/2015
“Thủ Phủ” Dê Núi “Thủ Phủ” Dê Núi

Không biết từ bao giờ, vùng quê Sơn Tiến lại được mệnh danh “thủ phủ” của nghề chăn nuôi dê núi nổi tiếng nhất ở huyện miền núi Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Nghề nuôi dê ở đây không chỉ trở thành thương hiệu, thành một phong trào toàn xã, mà còn giúp nhiều hộ dân từ chỗ thiếu ăn nhanh vươn lên làm giàu.

25/02/2015
Công Nghệ Cao Trên Vùng Đất Núi Công Nghệ Cao Trên Vùng Đất Núi

Đối với huyện Tri Tôn (An Giang), phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải gắn với hiệu quả thiết thực. Với lợi thế còn quỹ đất rộng, địa phương có điều kiện phát huy các mô hình sản xuất lớn, liên kết làm ăn theo hướng có lợi cho doanh nghiệp và người dân.

25/02/2015
Hiệu Quả Nuôi Cừu Vỗ Béo Ở Xã Phước Thái (Ninh Thuận) Hiệu Quả Nuôi Cừu Vỗ Béo Ở Xã Phước Thái (Ninh Thuận)

Tham gia mô hình, có 140 con cừu được triển khai cho 10 hộ nuôi. Theo đó, mỗi hộ được vay 30 triệu đồng để đầu tư mua con giống và làm chuồng trại. Trong quá trình nuôi, Hội Nông dân tỉnh phối hợp cơ quan chức năng tổ chức tập huấn cho nông dân về các kỹ thuật chọn giống, xây dựng chuồng trại, phòng chống dịch bệnh và cử cán bộ thường xuyên xuống từng hộ theo dõi trong quá trình nuôi.

25/02/2015
Hương Sơn Được Mùa Nhung Hươu Hương Sơn Được Mùa Nhung Hươu

Hiện nay, tổng đàn hươu của Hương Sơn trên 31.000 con, trong đó khoảng 15.000 con hươu đực đang vào thời kỳ cho lộc nhung tốt, tập trung chủ yếu ở các xã Sơn Châu, Sơn Lâm, Sơn Quang, Sơn Bằng, Sơn Trung, Sơn Ninh, Sơn Giang, Sơn Tây, Sơn Lệ, Sơn Hồng…

25/02/2015