Sản Lượng Mủ Cao Su Cung Vượt Cầu

Theo số liệu của Cục Thống kê, đến tháng 6-2014, diện tích cao su trên địa bàn tỉnh đạt 133.155 ha, vượt 2.805 ha so với quy hoạch đến năm 2015.
Nguyên nhân diện tích cao su trong những năm qua tăng là do điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây cao su; đặc biệt là từ năm 2009- 2012, giá mủ cao su liên tục tăng, hiệu quả từ cây cao su đem lại rất lớn so với các cây trồng khác. Do đó, nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi những cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây cao su.
Với sự phát triển mạnh của cây cao su làm cho năng suất và sản lượng mủ cao su tăng rất nhanh. Theo cơ quan chức năng, hiện tại thế giới đang thừa tới 652.000 tấn cao su và dự báo sẽ tiếp tục dư thừa trong 2 năm tới. Vì vậy, khả năng xuất khẩu cao su trong nước gặp nhiều khó khăn do cung đã vượt cầu; bên cạnh đó xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, khi thị trường này biến động (cụ thể như thời gian gần đây) sản lượng mủ và giá mủ cao su xuất khẩu giảm mạnh, người trồng cao su gặp rất nhiều khó khăn.
Có thể bạn quan tâm

Anh Nguyễn Quốc Trị 59 tuổi, thôn Ninh Quí 3, xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước trồng giống tre Lục Trúc để thu hoạch măng nhằm xóa đói giảm nghèo.

Trước thực trạng diễn ra của bệnh tôm, đặc biệt là hội chứng tôm chết sớm (viết tắt EMS hoặc AHPNS) chưa xác định tác nhân gây ra, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản (NTTS) tỉnh đã đề xuất người nuôi triển khai nuôi tôm theo mô hình mới.

Anh Phạm Thận, Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Bắc Phong (Thuận Bắc) không những tích cực công tác xã hội mà còn làm kinh tế gia đình giỏi. Anh là người đi đầu ở thôn Mỹ Nhơn thực hiện mô hình “vườn - ao - chuồng” (VAC) mang lại hiệu quả cao.

Chúng tôi gặp Nguyễn Thanh Thọ 45 tuổi đang chăm chút cột cành cây khổ qua chuẩn bị lên giàn. Anh Thọ nêu gương nông dân cần mẫn làm ăn căn cơ nuôi con ăn học chu đáo ở thôn Phước Thiện 1, xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước. Tuy đất đai canh tác ít nhưng anh đầu tư thâm canh các loài cây la- ghim bảo đảm chất lượng nông sản gắn với nhu cầu tiêu thụ thị trường đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Năm 2007, chị Nguyễn Thị Ngọc Lệ 31 tuổi, ở thôn Trường Thọ (xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước) trồng táo trên diện tích 3,5 sào đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao.