Sản Lượng Lúa Cả Nước Trong Năm Nay Dự Kiến Sẽ Đạt 45 Triệu Tấn

Mặc dù diện tích xuống giống giảm, nhưng do thời tiết tương đối thuận lợi, lúa được giá phần nào khuyến kích nông dân đầu tư, chăm sóc nên năng suất
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, với triển vọng thu hoạch lúa Hè Thu, Thu Đông và lúa mùa, cộng với kết quả sản xuất vụ Đông Xuân, dự kiến sản lượng lúa cả nước năm 2014 đạt khoảng 45 triệu tấn, tăng gần 800.000 tấn, tương đương tăng 1,9% so với năm ngoái.
Trong số đó, riêng vụ lúa Đông Xuân tăng 830.000 tấn, vụ lúa Thu Đông giảm khoảng 300.000 tấn.
Tính đến trung tuần tháng Chín, trên địa bàn các tỉnh miền Nam đã thu hoạch được khoảng gần 2 triệu ha lúa Hè Thu, chiếm 93% diện tích xuống giống và bằng 99,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch được gần 1,6 triệu ha, bằng hơn 94 diện tích xuống giống và 101% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù diện tích xuống giống giảm, nhưng do thời tiết tương đối thuận lợi, lúa được giá phần nào khuyến kích nông dân đầu tư, chăm sóc nên năng suất dự kiến tăng khoảng 1,2 tạ/ha, đưa sản lượng toàn vụ tăng nhẹ so với vụ trước.
Đối với lúa Thu Đông , vùng Đồng bằng sông Cửu Long xuống giống đạt hơn 625.000ha, bằng hơn 94% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù các địa phương đều có kế hoạch giảm diện tích lúa Thu Đông so với năm ngoái, nhưng trên thực tế diện tích xuống giống vẫn vượt kế hoạch. Hiện lúa Thu Đông tại đây đã cho thu hoạch khoảng 50% diện tích xuống giống, năng suất tăng khoảng 1 tạ/ha.
Về lúa mùa, cả nước đã gieo cấy đạt gần 1,7 triệu ha, bằng hơn 98% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó các tỉnh miền Bắc đạt 1.176 triệu ha, xấp xỉ bằng cùng kỳ năm trước, riêng các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng gieo cấy đạt 563.800ha, bằng trên 98% cùng kỳ năm trước.
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, lúa mùa miền Bắc năm nay gieo cấy trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, đủ nước và được chăm bón hợp lý nên sinh trưởng tương đối tốt và đồng đều. Tuy nhiên, bão số 3 vừa qua đã gây một số thiệt hại trong vùng bão đi qua. Hiện nay, trà chính vụ đang ở giai đoạn sinh trưởng, làm đòng, trỗ bông; riêng trà sớm và cực sớm đã bắt đầu cho thu hoạch, kịp thời giải phóng đất để trồng cây vụ đông sớm.
Có thể bạn quan tâm

Toàn huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) hiện chỉ còn 81ha sen, giảm 60ha so với vụ đông xuân và giảm 36ha so với vụ hè thu năm 2015.

Theo quy hoạch, dự kiến đến năm 2020, tỉnh Lâm Đồng sẽ dành trên 22.000ha đất để trồng mắc ca. Trong đó, chỉ khoảng 2.000ha được trồng chuyên canh với mật độ dày; 20.000ha còn lại được khuyến cáo trồng xen với các loại cây công nghiệp (cà phê, chè...) và các diện tích vườn tạp. Vì diện tích trồng xen chiếm đa số, nên việc trồng xen mắc ca trong cây công nghiệp với mật độ như thế nào, là vấn đề cần được xem xét cẩn trọng.

Bí xanh là loại cây rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao, được nông dân Vĩnh Phúc đưa vào sản xuất từ nhiều năm nay. Với mong muốn nâng cao chất lượng, năng suất và hiệu quả kinh tế cho cây bí, mới đây, Trại Nghiên cứu thực nghiệm sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao đã nghiên cứu và áp dụng thành công phương pháp trồng bí leo giàn chữ U ngược hoàn toàn mới cho hiệu quả cao, đây được xem là giải pháp nâng cao thu nhập cho người trồng bí trong tương lai.
25 năm canh tác trên đồng ruộng, sự thạo nghề cộng với việc biết xây dựng kế hoạch cụ thể, nông dân Trần Đức Vĩnh (xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) từng bước làm giàu trên mảnh ruộng của mình. Hàng năm, anh thu về trên 1 tỷ đồng từ gần 300 công đất của mình.

Tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), trong tuần qua, sâu bệnh gây hại chủ yếu tập trung trên diện tích lúa của các tỉnh phía Nam.