Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Ước Đạt 17.673 Tấn, Tăng 8,7% So Với Cùng Kỳ

Ngay từ đầu năm 2014, các ngành của huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) đã chỉ đạo các xã, doanh nghiệp và ngư dân ở các địa phương ven biển chủ động khắc phục khó khăn, tập trung chuyển đổi cơ cấu nghề, áp dụng các công nghệ mới vào khai thác thủy sản, góp phần nâng cao đời sống của bà con ngư dân.
Năm 2014, tổng sản lượng khai thác thủy sản của huyện Quảng Xương ước đạt 17.673 tấn, tăng 8,7% so với cùng kỳ, bằng 110,5% kế hoạch; sản lượng chế biến đông lạnh đạt 150.000 tấn. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 5.050 tấn, tăng 22,6% so với cùng kỳ, đạt 126,3% kế hoạch.
Năm 2015, huyện Quảng Xương tiếp tục khuyến khích ngư dân và người nuôi trồng thủy sản áp dụng các biện pháp sản xuất thân thiện môi trường, hạn chế tối đa hành vi hủy diệt nguồn lợi thủy sản; phối hợp với các ngành chức năng tổ chức thả con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản...
Có thể bạn quan tâm

Nông dân đầu tiên ở đất Cảng mạnh dạn đầu tư trồng măng tây. Hai năm nay, bình quân mỗi năm anh Cảnh lãi ròng 200 triệu đồng từ 5 sào “rau xanh cao cấp” này.

Tự đi Nga, Trung Quốc, Thái Lan học hỏi nghề nông, du nhập được 2 giống chanh quý mang về nước, thuê mượn đất chỉ chuyên canh cây chanh, lợi nhuận 2 tỷ/năm

Từ việc chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang trồng dưa lê siêu ngọt VietGAP, nhiều hộ dân ở xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) thu lãi gần chục triệu đồng

Triển khai từ năm 2016, mô hình trồng giống dâu lai mới và nuôi tằm tập trung khẳng định hiệu quả kinh tế cao, thu nhập từ kén đạt gần 200 triệu đồng/ha dâu.

“Được cấy lúa” thì hầu như người nào cũng biết. “Được cấy lúa” là tên do nhiều người dân địa phương gọi anh nông dân Đỗ Văn Được