Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Đạt Hơn 2,6 Triệu Tấn

Theo số liệu vừa được Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản công bố, sản lượng khai thác thủy sản năm 2013 ước đạt 2.661,8 nghìn tấn.
Trong đó sản lượng khai thác hải sản đạt 2.474,5 nghìn tấn và khai thác nội địa đạt 187,3 nghìn tấn. Tổng sản lượng đạt 101,09% so với năm 2012.
Đánh giá về tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong năm qua, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho biết, công tác quản lý tàu cá và phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai đã có nhiều chuyển biến rõ rệt.
Việc hướng dẫn tàu thuyền neo đậu; cung cấp các thông tin về thời tiết cho tàu cá đã đáp ứng được nhu cầu kịp thời. Công tác phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác tìm kiếm cứu nạn được triển khai nhanh và có hiệu quả.
Tính đến ngày 10/12/2013, cả nước có hơn 117 nghìn tàu cá, trong đó tàu cá đã đăng ký hơn 116 nghìn chiếc, chiếm 99% số tàu cá. Số tàu đăng kiểm chiếm 95% trong tổng số tàu với khoảng 58 nghìn chiếc.
Theo đánh giá của Cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, công tác cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá và giảm tổn thất sau thu hoạch đã từng bước được cải thiện rõ rệt. Số lượng tàu đánh bắt xa bờ cũng tăng mạnh đáp ứng nhu cầu chủ động đầu tư sản xuất theo hướng vươn khơi hoặc chuyển đổi nghề nghiệp của ngư dân do nguồn lợi ven vờ và vùng lộng có dấu hiệu suy giảm.
Bên cạnh đó, trong thời gian qua, nhà nước cũng đã có các chính sách khuyến khích hỗ trợ ngư dân vươn khơi, bám biển đã góp phần phát triển đội tàu xa bờ của cả nước và gia tăng sản lượng cho ngành khai thác.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều hội viên nông dân ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành cảm phục mỗi khi nhắc đến ông Phan Văn Thành (SN 1939), nông dân sản xuất giỏi nhiều năm liền của xã bởi sự năng động, nhiệt tình trong công tác Hội Nông dân, nhạy bén trong phát triển kinh tế.

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nông, lâm, thủy sản đã và đang được xã hội quan tâm, nhất là người tiêu dùng. Trong đó rau ăn lá, củ, rau gia vị là thế mạnh của tỉnh với sản lượng khá lớn, cung cấp cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, kể cả xuất khẩu.

Duy trì chất lượng đặc thù của sản phẩm cam mang chỉ dẫn địa lý “Cao Phong”, đây được xác định là thách thức lớn, đồng thời là giải pháp trọng tâm nhằm củng cố những giá trị bền vững giúp cam Cao Phong (Hòa Bình) phát triển trở thành một thương hiệu mạnh.

Trước tình hình khó khăn đầu ra của các loại hàng hóa nông sản, nhiều nông dân trong tỉnh An Giang đã chịu khó suy nghĩ, đúc kết kinh nghiệm, nghiên cứu kỹ hơn về thị trường để tổ chức sản xuất những mặt hàng mà thị trường cần, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Trong đó, trồng cam xoàn là một thí dụ điển hình.

Khi vài cơn mưa đầu mùa xuất hiện, thị trường cây giống bắt đầu sôi động. Nhà vườn khẩn trương bày bán, đại lý tích cực gom hàng, thương lái náo nhiệt tìm mua cây giống. Đặc biệt, năm nay, tại Chợ Lách (Bến Tre) có thêm một số loại cây sản xuất dành riêng cho nhà vườn khu vực Tây Nguyên, duyên hải miền Trung như hồ tiêu, bơ, với giá bán khá cao.