Sản Lượng Khai Thác Hải Sản Đạt 188.000 Tấn

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh số tàu cá công suất từ 90CV trở lên có 2.320 chiếc với tổng công suất 806.000 CV, tăng 145 chiếc với tổng công suất tăng 32.271 CV.
Số thuyền công suất nhỏ (dưới 30 CV) giảm 174 chiếc so cuối năm 2013. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được duy trì thường xuyên, từ đầu năm đến nay đã xử lý 544 vụ vi phạm, giảm 43,6% so cùng kỳ. Khai thác hải sản xa bờ gắn với dịch vụ hậu cần nghề cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển được đẩy mạnh.
Nhờ vậy, sản lượng khai thác hải sản toàn tỉnh năm 2014 ước đạt 188.800 tấn, tăng 1% so năm ngoái. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng tỉnh chỉ đạo, quản lý chặt chẽ nghề giã cào bay, ngăn chặn sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để đánh bắt hải sản và không để tăng tàu cá công suất nhỏ; triển khai cấm lặn hải đặc sản trong thời gian sinh sản, quản lý nghề bẫy bắt tôm hùm con.
Nguồn bài viết: http://www.baobinhthuan.com.vn/vn/default.aspx?cat_id=510&news_id=71486#content
Có thể bạn quan tâm

Ngày 18/12, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kim Bôi (Hòa Bình) đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả mô hình chăn nuôi gà bán chăn thả tại xã Kim Bình và Bắc Sơn.

Anh là Tải Văn Lý, dân tộc Xa Phó, ở xã Tân Bắc, huyện Bắc Quang, Hà Giang. Với mô hình nuôi ếch, từ nghèo khó giờ đây anh Lý thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Cá chình giống đầu vụ được bán với giá khá cao, từ 3.000 đến 3.200 đồng/con, gấp 3 lần so với giá bán vào thời điểm này năm trước nên người tham gia khai thác chình có nguồn thu nhập đáng kể.

Ông Nguyễn Văn Nga, hội viên Hội Nông dân xã Lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) là người thực hiện mô hình nuôi lươn có hiệu quả trên địa bàn huyện.

Bình Phước còn diện tích rừng khá lớn, đặc biệt là rừng trồng, rất phù hợp để cây sa nhân tím phát triển. Đây là loại cây thuộc họ gừng, nằm trong danh mục thực vật quý hiếm.