Sản lượng khai thác hải sản Bà Rịa Vũng Tàu đạt 129.247 tấn

Ông Nguyễn Đức Hoàng, Chi cục phó Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho biết, tính từ đầu năm đến nay, sản lượng khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh đạt 129.247 tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước (115.399 tấn). Tuy nhiên, theo chỉ tiêu kế hoạch sản lượng khai thác năm 2015 (kế hoạch 297.000 tấn) chỉ đạt gần 44% kế hoạch.
Công suất tàu đánh bắt không ngừng gia tăng, nhất là đối với phương tiện có công suất lớn khai thác xa bờ. Ngoài sự tăng trưởng về công suất, nhiều nghề đánh bắt mới cũng phát triển như: nghề vây kết hợp ánh sáng, câu, chụp mực, rập ghẹ... Hiện nay, tổng số tàu thuyền đánh bắt hải sản của tỉnh BR-VT là 6.278 chiếc, công suất trên 1 triệu CV. Trong đó, tàu có công suất máy từ 90 CV trở lên 2.791 chiếc, chiếm 44,45%; tàu có công suất máy dưới 90 CV 3.487 chiếc, chiếm 55,54%. Cơ cấu ngành nghề gồm: lưới kéo, vây, rê, câu và các nghề khác (đăng, đáy, te…)
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT) vừa phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Nam Định tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp, chuyên đề: “Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong canh tác nông nghiệp ở miền Bắc”.

Hiện nay, bà con nông dân xuống giống vụ lúa hè thu được gần 30.000 ha. Tuy nhiên, mùa vụ sản xuất năm nay nông dân không chỉ gặp bất lợi về thời tiết mà còn chịu áp lực của giá lúa thương phẩm rẻ, chưa bán được để đầu tư cho sản xuất mà giá xăng dầu, vật tư nông nghiệp tăng cao.

Cách đây vài năm, xã Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy - Quảng Bình) được biết đến là một làng chài nghèo, quanh năm tất tả với cái ăn, cái mặc. Bây giờ thì khác, ông Nguyễn Thanh Thoảng - Chủ tịch UBND xã cho hay: “Riêng vụ cá lóc năm nay, cả xã có tổng sản lượng gần 500 tấn, nếu lấy giá bán trung bình là 50 ngàn đồng/kg thì có con số thu đến 25 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 15 tỷ, chia ra, bình quân mỗi hộ có trên 20 triệu đồng”.

Ấn Độ buộc phải đóng một mức thuế nhất định khi xuất khẩu tôm sang Mỹ, cũng giống như một số nước châu Á khác. Tuy nhiên, trong khi hội chứng tôm chết sớm (EMS) làm giảm sản lượng sản xuất ở các nước khác, điều này cũng đồng nghĩa với việc Ấn Độ vẫn còn chỗ đứng trong cuộc chơi, theo các nguồn tin cho biết

Sau khi nghỉ chế độ, ông Đinh Sỹ Chung, xã Ninh Khang (Hoa Lư - Ninh Bình) đã sang một số nước: Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia... tìm hiểu, học cách nuôi gà lấy trứng vốn đang được thị trường ưa chuộng và có nhiều tiềm năng phát triển.