Sản Lượng Chè Búp Tươi Toàn Tỉnh Đạt Hơn 5.330 Tấn

7 tháng đầu năm 2013, sản lượng chè búp tươi thu hoạch trong toàn tỉnh Lào Cai đạt hơn 5.330 tấn, với giá trung bình đạt 5.200 đồng/kg, tăng khoảng 200 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái.
Diện tích chè hàng hóa của toàn tỉnh hiện có gần 4.400 ha, trong đó diện tích chè kinh doanh là hơn 3.600 ha. Để đảm bảo có sản lượng chè búp tươi có chất lượng trong chế biến, các cơ sở sản xuất chè đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc chè, thu hái, bảo quản sản phẩm cho người trồng chè, đồng thời tổ chức mạng lưới thu mua tại khu trung tâm các thôn, bản tạo điều kiện thuận lợi cho bà con không phải vận chuyển chè đi xa, thanh toán tiền thu mua chè nhanh, gọn...
Theo kế hoạch, năm 2013, toàn tỉnh trồng mới 350 ha chè (Mường khương 250 ha, Bắc Hà 30 ha, Bát Xát 15 ha, Bảo Thắng 35 ha, TP Lào Cai 10 ha, Bảo Yên 10 ha). Để sớm hoàn thành kế hoạch, ngay từ đầu năm, các địa phương đã tổ chức tốt việc rà soát lại quỹ đất hiện có và diện tích chè già cỗi không có khả năng cho năng suất trên địa bàn; xây dựng kế hoạch cho từng đơn vị xã, thị trấn để thực hiện, đồng thời chuẩn bị được hơn 10 triệu bầu giống đảm bảo đủ diện tích trồng mới theo kế hoạch. Khung thời vụ trồng chè bắt đầu từ tháng 7, nên hiện nay người dân các địa phương đang tập trung đẩy nhanh tiến độ làm đất trồng chè, toàn tỉnh phấn đấu trồng vượt kế hoạch từ 100 - 150 ha.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, nông dân ở huyện Sông Hinh (Phú Yên) phá bỏ cây cà phê, chuyển sang trồng sắn, tiêu, cao su. Điều đáng nói là khi giá nông sản xuống thấp, nông dân đã vội bỏ cây trồng này để chạy theo cây trồng khác chỉ vì lợi nhuận trước mắt chứ không quan tâm đến định hướng quy hoạch lâu dài của địa phương.

Bằng việc áp dụng kỹ thuật ghép chồi trên các thân cây điều già, người trồng điều ở Bình Phước đã rất thành công trong việc “trẻ hóa” vườn điều của mình, mà không cần phải chặt bỏ cây điều già cỗi để trồng lại.

Những ngày sau tết, nhiều người dân tại các vùng rau chuyên canh ở Quảng Ngãi rơi vào cảnh dở khóc dở mếu do giá rau rẻ như bèo, tiền bán rau không đủ trả tiền công.

Từ nuôi lợn, trồng chè, anh Nguyễn Văn Mạch (thôn Đoàn Kết, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang) năm nào cũng thu về 70-80 triệu đồng.

Trong khi các địa phương khác ở miền Trung thất thu vụ sả do liên tiếp hứng lũ lụt thì tại thôn Lộc Sơn, xã Quế Long (Quế Sơn - Quảng Nam), người dân lại “hốt bạc” vì sả được trồng toàn bộ trên núi.