Sản Lượng Chè Búp Tươi Toàn Tỉnh Đạt Hơn 5.330 Tấn

7 tháng đầu năm 2013, sản lượng chè búp tươi thu hoạch trong toàn tỉnh Lào Cai đạt hơn 5.330 tấn, với giá trung bình đạt 5.200 đồng/kg, tăng khoảng 200 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái.
Diện tích chè hàng hóa của toàn tỉnh hiện có gần 4.400 ha, trong đó diện tích chè kinh doanh là hơn 3.600 ha. Để đảm bảo có sản lượng chè búp tươi có chất lượng trong chế biến, các cơ sở sản xuất chè đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc chè, thu hái, bảo quản sản phẩm cho người trồng chè, đồng thời tổ chức mạng lưới thu mua tại khu trung tâm các thôn, bản tạo điều kiện thuận lợi cho bà con không phải vận chuyển chè đi xa, thanh toán tiền thu mua chè nhanh, gọn...
Theo kế hoạch, năm 2013, toàn tỉnh trồng mới 350 ha chè (Mường khương 250 ha, Bắc Hà 30 ha, Bát Xát 15 ha, Bảo Thắng 35 ha, TP Lào Cai 10 ha, Bảo Yên 10 ha). Để sớm hoàn thành kế hoạch, ngay từ đầu năm, các địa phương đã tổ chức tốt việc rà soát lại quỹ đất hiện có và diện tích chè già cỗi không có khả năng cho năng suất trên địa bàn; xây dựng kế hoạch cho từng đơn vị xã, thị trấn để thực hiện, đồng thời chuẩn bị được hơn 10 triệu bầu giống đảm bảo đủ diện tích trồng mới theo kế hoạch. Khung thời vụ trồng chè bắt đầu từ tháng 7, nên hiện nay người dân các địa phương đang tập trung đẩy nhanh tiến độ làm đất trồng chè, toàn tỉnh phấn đấu trồng vượt kế hoạch từ 100 - 150 ha.
Có thể bạn quan tâm

Tuy chỉ mới hình thành, nhưng Hợp tác xã (HTX) Nuôi trồng và Kinh doanh nấm Bình Thạnh (Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã thí nghiệm thành công công nghệ bột sinh khối và đông trùng hạ thảo. Đây là hai công nghệ mới mà từ trước đến nay rất ít người làm được. Thành công này có từ “tiền mua kinh nghiệm” của Chủ nhiệm HTX Nguyễn Duy Hưng.

Anh Nguyễn Văn Hải ở ấp Thạnh Biên, xã Lộc Thạnh (Lộc Ninh, Bình Phước) than thở: Mùa mưa năm nay kết thúc muộn và mưa dầm kéo dài nhiều ngày, khi dứt mưa chuyển qua mùa khô không xảy ra hiện tượng mưa trái mùa như những năm khác nên nông dân khấp khởi mừng là sẽ được mùa điều.

Các diện tích đất này thuộc tiểu vùng 2, 3 của huyện Thạnh Phú - Bến Tre (gồm các xã từ Mỹ An đến Thạnh Hải) là vùng ngập mặn, từ lâu bà con chỉ chủ yếu nuôi trồng thủy sản. Vài năm gần đây, bà con tranh thủ trữ nước ngọt trong vuông tôm để trồng vụ lúa mùa. Và trong những ngày cuối năm này, họ tất bật thu hoạch về nhà chuẩn bị đón Tết. Vụ lúa này được công nhận là trúng mùa, trúng giá.

Chiều ngày 19/2, tức chiều ngày mồng 1 Tết, tại tỉnh Kon Tum bất ngờ có mưa lớn trái mùa. Trận mưa đã tưới mát cho cây trồng, đặc biệt giúp hàng nghìn hộ trồng cà phê tại địa phương bớt được một đợt tưới. Nhận lộc trời ngày đầu năm, nông dân Kon Tum hy vọng một năm mới mưa thuận, gió hòa.

Dồn điền, đổi thửa và đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng là những bước để tích tụ ruộng đất nhằm sản xuất hàng hóa. cấy vụ xuân năm nay, nhiều địa phương như Nam Đàn, Hưng Nguyên, Yên Thành, Diễn Châu (Nghệ An)… đã tiến hành trình diễn và ứng dụng máy cấy 4 hàng, 6 hàng. Đây là một bước tiến trong giải phóng sức lao động cho nông dân. Tuy nhiên, khâu làm mạ cho máy cấy là một công đoạn đang gặp những khó khăn nhất định.