Sản Lượng Cam Lục Ngạn (Bắc Giang) Ước Đạt Hơn 7.600 Tấn

Đến nay, diện tích trồng cam đường Canh của huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã được mở rộng lên 541 ha ở 22 xã, trong đó tập trung nhiều ở các xã: Tân Quang, Hồng Giang, Tân Lập, Thanh Hải, Tân Mộc.
Năm 2014, sản lượng cam đường Canh ước đạt 6.134 tấn (tăng hơn 3.500 tấn so với vụ trước), giá trị ước 276 tỷ đồng. Sản lượng tăng chủ yếu do diện tích cam được thu hoạch tăng cao.
Thời điểm này, cam Vinh tại Lục Ngạn đang được thu hoạch, diện tích khoảng 286 ha, tập trung nhiều ở các xã: Thanh Hải, Nam Dương, Tân Mộc, Mỹ An... Hiện giá bán bình quân tại vườn đạt 30 nghìn đồng/kg. Năm 2014, sản lượng cam Vinh toàn huyện ước đạt 1.475 tấn, giá trị đạt hơn 44 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 12.11, UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định, thực hiện tại thôn Đại Khoan, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát; do Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Việt Thắng (thành viên của Tập đoàn Hùng Vương) làm chủ đầu tư.

Với mục tiêu không để xảy ra trường hợp gia súc bị chết do thiếu ăn và bị rét lạnh trong mùa đông, ngành chức năng của huyện miền núi Vân Canh đã hướng dẫn người chăn nuôi cách che chắn chuồng trại và dự trữ thức ăn, chủ động bảo vệ đàn gia súc trong mùa mưa.

Ngày 12.11, tại TP Quy Nhơn, Sở NN&PTNT đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Nông nghiệp Việt Nam (14.11.1945-14.11.2015).

Bệnh chết cây con: Do nhiều loại nấm gây ra, nhưng chủ yếu là nấm Rhizoctonia, Pythium, Fusarium, Phytophphthora spp.

Theo Sở NN&PTNT, qua khảo sát, quy hoạch đất trồng lúa tại Bình Định, nhóm đất nhiễm phèn, mặn trung bình và ít khoảng 3.939 ha, tập trung ở các huyện: Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước, TP Quy Nhơn.